-
Bạn thường bực bội vì máy chụp hình hết pin khi đang đi du lịch mà không tìm được chỗ cắm điện? Các nhà khoa học Trung Quốc đang nghiên cứu gắn pin năng lượng Mặt trời vào dây đeo máy ảnh, cho phép người dùng tận dụng ánh nắng để sạc máy bất cứ lúc nào
-
Trong một nghiên cứu gần đây, Benito Mueller, giám đốc viện nghiên cứu năng lượng của đại học Oxford, và các đồng nghiệp đã nhận thấy rằng, việc lựa chọn địa điểm tốt nhất để đặt các tuabin nhằm thu được nhiều năng lượng gió nhất, cùng với việc phát triển mạng lưới điện, là những cơ hội hợp tác giữa các công ty châu Âu và Trung Quốc.
-
Một báo cáo cho biết tốc độ xây dựng mới các nguồn năng lượng tái tạo tiếp tục bỏ xa tốc độ của các nhà máy điện nhiên liệu hóa thạch tại châu Âu và Mỹ trong năm 2009.Nghiên cứu dưới sự hậu thuẫn của Liên Hợp Quốc cho biết năng lượng tái tạo đã chiếm 60% công suất phát điện mới ở châu Âu. Và ở Mỹ, điện tái tạo chiếm hơn một nửa công suất được xây dựng mới năm ngoái.
-
Chiếc máy bay không người lái này được phát triển bởi Bộ Quốc phòng Mỹ và dưới sự nghiên cứu của hãng QinetiQ. Dẫn lời người quản lý dự án là Jon Saltmarsh, hãng BBC cho biết Zephyr được thiết kế với khả năng bay không ngừng trong 2 tuần lễ. Thiết bị bay không người lái dùng quang năng được kỳ vọng cho rất nhiều ứng dụng trong tương lai ở cả lĩnh vực dân sự và quân sự.
-
Bằng cách sử dụng một lực nén siêu lớn, các nhà nghiên cứu từ đại học Washinton (WSU) đã tạo ra một vật liệu nhỏ gọn có khả năng lưu trữ rất nhiều năng lượng mà chúng ta chưa từng thấy trước đây. Nhóm nghiên cứu cho biết, tiềm năng của vật liệu là tạo ra một nguồn nhiên liệu mới, thiết bị lưu trữ năng lượng, vật liệu siêu oxi hóa có thể phá hủy các tác nhân hóa sinh học và chất siêu dẫn chịu nhiệt cao.
-
Sinh khối dưới dạng phụ phẩm qua công nghệ ép viên tạo thành viên nhiên liệu. Dưới tác dụng của nhiệt, viên nhiên liệu trở thành dạng chất đốt sạch, nhiệt trị cao, có thể sử dụng làm chất đốt cho nhiều loại lò công suất vừa và nhỏ hoặc sử dụng trực tiếp phục vụ sinh hoạt trong các hộ gia đình. TS. Nguyễn Tường Vân, Viện trưởng viện nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy nông nghiệp – RIAM: “Mặc dù với ở giai đoạn nghiên cứu ứng dụng song viên nhiên liệu từ phế phẩm hứa hẹn mở ra thị trường lớn, góp phần giảm gánh nặng năng lượng quốc gia vừa đem lại hiệu quả tích cực về môi trường.
-
Hiện nay, nghiên cứu, phát triển công nghệ sạch đang rất được quan tâm, chú trọng, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, thể hiện qua các chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Cụ thể, đã có 2 đề tài liên quan đến năng lượng mặt trời được chọn trong Chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia 2011 – 2015 vừa công bố mới đây.
-
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Cornell đã hoàn thiện quá trình tạo ra một cấu trúc hữu cơ dưới quy mô một phân tử dùng để thu thập năng lượng mặt trời. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng phthalocyanines là chất được sử dụng phổ biến trong thuốc nhuộm quần jean xanh và rất nhiều các sản phẩm khác.
-
Chính phủ liên bang Australia cũng đã trao giải thưởng cho nhóm nghiên cứu trên sau khi quá trình thực nghiệm tại khu vực Burnett, phía nam tiểu bang Queensland, thành công tốt đẹp.
-
Để giảm lượng điện tiêu thụ trong quá trình sản xuất, công ty thay thế dần các quạt tự chế 3 pha tiêu thụ nhiều điện (công suất 1,2 kW) bằng các quạt mới có công suất tiêu thụ điện ít hơn nhưng hiệu quả làm mát tốt hơn. Thêm vào đó, việc nghiên cứu thay thế máy đúc bi chỉ cũ bằng máy hiện đại hơn vừa tiết kiệm điện vừa tránh được chỉ bị oxy hóa do chỉ hồi lưu nhiều cũng được quan tâm đầu tư.
-
Giải thích về công nghệ biến rác thải, bùn thải thành điện, TS Hoàng Sinh Trường, Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng mới, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, phát điện từ than bùn được thực hiện theo cơ chế thu hồi khí từ bãi chôn lấp và phát điện theo cơ chế CDM (Clean Development Mechanism - cơ chế phát triển sạch). Một hệ thống nhiều ống thu khí sẽ được chôn ở độ sâu 15m để thu khí gas phát sinh từ quá trình phân hủy rác ở các ô chôn lấp.
-
Chính phủ liên bang Hoa Kỳ vừa hoàn thành một tòa nhà văn phòng tự túc năng lượng lớn nhất nước, với hy vọng các nhà phát triển bất động sản sẽ theo hướng đi này. Tòa nhà Hỗ trợ nghiên cứu có diện tích 2,06 ha được xây dựng trên khu đất của Phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo Quốc gia trực thuộc Bộ Năng lượng ở Golden, bang Colorado. Hơn 800 nhân viên sẽ làm việc tại đây khi tòa nhà chính thức khánh thành vào cuối tháng 8.
-
Theo Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt – cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện đề án thông tin đại chúng về điện hạt nhân cấp quốc gia – thì mục tiêu đặt ra đến năm 2020, Việt Nam sẽ hoàn thành việc xây dựng và đưa tổ máy đầu tiên của nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào vận hành phát điện; và trong tương lai, điện hạt nhân sẽ trở thành một trong những nguồn năng lượng chủ lực của quốc gia.
-
Hôm qua 9/7/2010, tại Matxcova Tổng thống Liên Bang Nga Dmitry Medvedev đã tiếp Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh.Nội dung hội đàm của hai bên về các dự án chung trong các lĩnh vực thiết kế máy, khai thác mỏ, viễn thông và năng lượng. Điểm nổi bật của buổi hội đàm được đề cập là việc hợp tác năng lượng cũng như về khả năng Liên bang Nga sẽ xây nhà máy điện nguyên tử đầu tiên và một trung tâm nghiên cứu nguyên tử mới của Việt Nam.
-
Một nhóm các nhà khoa học của Công ty Thăng Long (thuộc Tổng cục Hậu cần - Bộ Công an) đã đưa ra sáng kiến “Đèn giao thông thông minh” tiết kiệm đến 80% điện năng. Sáng kiến này đã trở thành một đề tài nghiên cứu cấp Bộ bắt nguồn từ thực tế là trình trạng thường xuyên tắc nghẽn đường do lưu lượng xe tham gia giao thông quá lớn và vấn đề tiết kiệm, an toàn năng lượng điện.
-
Một quy trình mới đang được các kỹ sư hóa học thuộc trường đại học Purdue thử nghiệm để tạo ra hydro tại mức nhiệt độ của pin nhiên liệu mà không cần dùng chất xúc tác. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho các phương tiện chạy bằng hydro và các thiết bị điện tử xách tay như camera kỹ thuật số, các thiết bị chẩn đoán y học, máy khử rung tim, điện thoại di động và máy tính xách tay. Cuộc nghiên cứu được tài trợ bởi Bộ năng lượng Hoa Kỳ và đang mở ra một quy trình mới.
-
Cơ quan nghiên cứu hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã phát triển thành công tàu vũ trụ chạy bằng năng lượng mặt trời. Mặc dù đã có những chiếc ô tô nhỏ và máy bay sử dụng năng lượng mặt trời, nhưng chưa ai có thể dùng năng lượng mặt trời để vận hành một con tàu vũ trụ. Tuy nhiên, mục tiêu đó giờ đây đã nằm trong tầm tay của JAXA.
-
Một quy trình mới đang được thử nghiệm bởi các kỹ sư hóa học của Đại học Purdue, Mỹ nhằm tăng sản lượng hydro ở nhiệt độ tế bào nhiên liệu mà không cần sử dụng chất xúc tác.Thử nghiệm này hứa hẹn sẽ được ứng dụng ở loại xe chạy bằng hydro và các thiết bị điện tử cầm tay khác như máy ảnh kỹ thuật số, thiết bị chẩn đoán y tế, máy khử rung tim, điện thoại di động và laptop. Nghiên cứu có thể thúc đẩy một quá trình mới này được tài trợ bởi Bộ Năng lượng Hoa Kỳ.
-
Trong khi nhiều đơn vị làm điện năng lượng mặt trời bằng cách nhập thiết bị từ nước ngoài về lắp đặt thì kỹ sư Trịnh Quang Dũng, Phòng Phát triển công nghệ điện năng lượng mặt trời, Viện Vật lý TPHCM cùng cộng sự đã nghiên cứu chế tạo thiết bị ngay trong nước. Thành công này đã đưa Việt Nam là nước thứ 6 làm chủ công nghệ điện mặt trời nối lưới thông minh tại châu Á.
-
Một nhóm nhà khoa học làm việc tại Phòng thí nghiệm quốc gia Sandia, Mỹ đang tập trung nghiên cứu các bước cơ bản để tạo ra nhiên liệu tổng hợp lỏng với sự trợ giúp của các tấm pin mặt trời. Mục đích của quá trình này là giảm đáng kể lượng khí thải CO2.