-
“Điện mặt trời vẫn là lựa chọn tốt để cấp điện cho hộ gia đình vùng sâu, vùng xa” - PGS.TS Đặng Đình Thống, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng mới, Đại học Bách khoa Hà Nội đã nhấn mạnh như vậy, khi cho rằng nguồn điện pin mặt trời phù hợp với điều kiện của hầu hết các đảo trên biển Đông (đặc biệt là các đảo nhỏ khu vực Đông - Bắc) cũng như các xã, bản ở các khu vực vùng sâu, vùng xa.
-
Ngày 5 tháng 6, tại khách sạn Melia Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Tổng sơ đồ nghiên cứu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Việt Nam. Hội thảo do Văn phòng Tiết kiệm năng lượng Bộ Công Thương và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp tổ chức nhằm tổng kết, đánh giá kết quả dự án kể từ khi được triển khai.
-
Mới đây Công ty Mascoma đã công bố những tiến bộ quan trọng trong việc nghiên cứu quy trình xử lý sinh học thống nhất (CBP), chiến lược xử lý trong quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học từ sinh khối Xenluloza. CBP bỏ qua quá trình sản xuất các enzym xenlulaza rất tốn kém bằng việc sử dụng các vi sinh vật được thiết kế để tạo ra xenlulaza và ethanol năng suất cao.
-
Những năm qua, chương trình tiết kiệm năng lượng nói chung và tiết kiệm điện nói riêng ở nước ta mới chỉ bước đầu được nghiên cứu, triển khai. Tập đoàn Điện lực Việt nam (EVN) đã chủ động đề ra kế hoạch cụ thể hàng năm về các quy định và chính sách cụ thể trong việc khuyến khích sử dụng các thiết bị gia đình (bếp điện, tủ lạnh, điều hòa...) tiết kiệm điện, có hiệu suất cao.
-
Sáng 12-5, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có buổi làm việc với Công ty Schneider Electric về dự án cấp điện mặt trời kết hợp diesel tại xóm Hồng Hải, huyện Cô tô.
-
Việc tận dụng năng lượng mặt trời sản xuất ra điện không có gì mới lạ, điều gây kinh ngạc là việc khai thác sẽ tiến hành trên độ cao hàng nghìn km. Trong vòng 7 năm qua, Công ty năng lượng mặt trời Solaren đã không ngừng nghiên cứu việc phóng vệ tinh chở tấm pin năng lượng mặt trời vào không gian. Nếu thành công, các tấm pin sẽ được phơi nắng liên tục, không bị mây hay thời tiết xấu làm gián đoạn nên cung cấp dòng điện ổn định suốt cả đêm lẫn ngày.
-
Có lẽ ngày càng có nhiều công ty nghiên cứu chế tạo các vật dụng, thiết bị tiết kiệm năng lượng trong thời buổi giá xăng dầu không ổn định, giá điện thì tăng nhanh và trái đất đang nóng dần lên. Tháng trước chúng tôi giới thiệu đến các bạn bóng Master LED của Phillips , tháng này lại thêm một bóng đèn gia dụng tiết kiệm điện sử dụng công nghệ LED ra đời.
-
Khi chúng ta hoạt động hằng ngày như mở cửa, đi bộ, tập thể dục, đạp xe..., năng lượng sinh ra có thể chuyển thành dòng điện. Đây là một hướng nghiên cứu mới trong những năm gần đây, thiết kế những “nhà máy” sản xuất điện năng từ cơ thể người.
-
Một trong những lợi ích của pin mặt trời so với các công nghệ năng lượng tái sinh khác là chúng nhỏ và linh hoạt. Các nhà nghiên cứu vừa mới tiếp cận nhiều cách khác nhau để sản xuất và sử dụng chúng.
-
Người đứng đầu Dự án Omega - Dự án Giảm tác động môi trường của ngành hàng không do chính phủ Anh tài trợ đã kêu gọi một chương trình nghiên cứu quy mô nhằm giúp ngành hàng không chuyển từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng hạt nhân vì những lợi ích môi trường.
-
Trong đề tài khoa học trọng điểm cấp nhà nước KC.07.18, PGS. TS Trần Thanh Kỳ (Trung tâm Nghiên cứu Thiết bị nhiệt và Năng lượng mới, Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh) đã nghiên cứu và chế tạo thành công máy lạnh hấp thụ (NH3+ H2O) không cần sử dụng điện, mà sử dụng các loại nhiên liệu như than, dầu, khí đốt, than cám, trấu, mùn cưa ...để sản xuất nước đá.
-
Theo một nghiên cứu về môi trường của Network Strategy Partners, việc thay thế chuyển mạch CO (Central-Office) bằng chuyển mạch mềm MetaSwitch hoặc chuyển mạch mềm và với cổng phương tiện (Gateway Media) có thể mang lại sự tiết kiệm năng lượng lên đến 91%.
-
Thuộc khuôn khổ Chương trình hợp tác giữa Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, Văn phòng TKNL Bộ Công Thương đã ký thoả thuận hợp tác với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) về Dự án Nghiên cứu tổng sơ đồ tiết kiệm năng lượng giai đoạn 2008-2009. Ngày 05/2, nhóm chuyên gia tư vấn JICA đã làm việc với các chuyên gia của Việt Nam về kết quả thực hiện dự án trong 6 tháng qua và các nội dung cần thực hiện trong thời gian tới.
-
Trong đề tài khoa học trọng điểm cấp nhà nước KC.07.18, PGS. TS Trần Thanh Kỳ (Trung tâm Nghiên cứu Thiết bị nhiệt và Năng lượng mới, Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh) đã nghiên cứu và chế tạo thành công máy lạnh hấp thụ (NH3+ H2O) không cần sử dụng điện, mà sử dụng các loại nhiên liệu như than, dầu, khí đốt, than cám, trấu, mùn cưa ...để sản xuất nước đá.
-
Những dòng nước biển và nước sông chảy chậm hoàn toàn có thể trở thành nguồn năng lượng thay thế đầy tiềm năng. Một nhóm nghiên cứu Trường ĐH Michigan (Hoa Kỳ) đã chứng minh điều này bằng chiếc máy mô phỏng hoạt động của loài cá, biến những dao động vô ích trong dòng chảy thành nguồn năng lượng tái sinh. Chiếc máy được gọi là VIVACE. Đó là chiếc máy đầu tiên thuộc loại này, có thể dùng để sản xuất ra điện năng từ hầu hết các dòng nước chảy chậm của mọi dòng nông và hải lưu trên bề mặt Trái đất, với tốc độ dưới 2 hải lý mỗi giờ. Đa số những dòng nước trên Trái đất chảy chậm hơn 3 hải lý. Tuabin và cối xay nước cần 5 hoặc 6 hải lý để vận hành một cách có hiệu quả.
-
Các nghiên cứu Mỹ vừa cho biết họ đã tìm ra một phương pháp mới xác định sự tồn tại của năng lượng tối trong vũ trụ.Họ đã dùng kính viễn vọng không gian Chandra của NASA để quan sát lực bí ẩn này thúc đẩy sự giãn nở của vũ trụ với vận tốc tăng nhanh mặc dù có lực hấp dẫn của Trái Đất.
-
Viện công nghệ MIT đang nghiên cứu một công nghệ mới mà theo họ sẽ tạo ra một cuộc cách mạng năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, “bước nhảy có tính chất cách mạng” mà công nghệ này đem lại là một phương pháp đơn giản, hiệu quả cao và ít tốn kém để giữ năng lượng khi không có mặt trời.ames Baber, một nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu quang hợp ở trường Đại học Imperial, London cho biết đây là một khám phá hứa hẹn một tương lai phồn vinh cho loài người.
-
Theo một báo cáo gần đây của Viện Nghiên cứu Điện năng Mỹ (EPRI), Mỹ có tiềm năng sản xuất 90.000 MW từ thủy điện và các công nghệ điện nước mới.
-
Hiện nay cùng với việc nghiên cứu xây dựng luật điện hạt nhân ra đời, Việt Nam đã và đang chuẩn bị xúc tiến các bước tiếp theo và các tiền đề khác cho việc chuẩn bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, đáp ứng nhu cầu và tiến độ phát triển nguồn điện như Tổng sơ đồ quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia VI giai đoạn 2006-2025 đã được Chính phủ phê duyệt.
-
Thực hiện Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2009, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức triển khai công tác nghiên cứu xây dựng Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Dự thảo Luật dự kiến được trình Chính phủ cuối năm 2008 và trình Quốc hội thông qua vào năm 2009.