Sunday, 17/11/2024 | 13:18 GMT+7
Thời gian gần đây, khi phát hiện các loại vi khuẩn phát ra điện tử khi ăn chất hữu cơ, các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu, tìm cách khai thác đặc điểm này của vi khuẩn.
Ông Watanabe Kazuya, thuộc cơ quan khoa học kỹ thuật Nhật Bản đã làm các thí nghiệm trên một số ruộng lúa ở tỉnh
Trong ruộng, chất hữu cơ thoát ra từ rễ cây lúa thấm vào trong đất, biến đất thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, trong đó có nhiều vi khuẩn phát ra điện tử với nguyên lý giống như các loại pin.
Trong pin khô có một bộ phận phát ra điện tử, khi cực âm được nối vào cực dương, điện tử chạy qua hai cực này tạo ra dòng điện. Các nhà khoa học cho rằng có thể tạo ra các cực âm và cực dương rồi cài xuống đất ruộng để tạo ra dòng điện bằng các điện tử phát ra từ vi khuẩn.
Các cực này có thể được làm từ các tấm sợi cácbon, một tấm vùi dưới đất sâu khoảng 5cm, tấm kia đặt phía trên, nhưng vẫn ngập trong nước ruộng.
Trong đất ít oxy nên tấm vùi dưới đất sẽ là cực âm, còn tấm nằm trong nước có nhiều oxy là cực dương. Trên tấm cácbon ngập trong nước có nhiều lỗ nhỏ để cho thân cây lúa mọc qua, vì thế không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Tuy nhiên, những tấm cácbon như vậy sẽ cản trở việc sử dụng máy móc cơ giới trên đồng rộng.
Vì vậy, Nhật Bản đang nghiên cứu dự án tạo ra môi trường tương tự như ruộng lúa để cho vi khuẩn phát triển, từ đó chế tạo loại "pin vi khuẩn" này.
Với kỹ thuật hiện tại, cối pin cỡ khoảng 1m3 có thể sản xuất ra 100W điện đủ để thắp sáng 1 bóng đèn./.
(Nguồn: TTXVN)