-
Tổng thống cũng phát biểu ông hi vọng nước Mỹ có thể đạt tỷ lệ 80% năng lượng sạch vào năm 2035, đây là mục tiêu táo bạo nhất từng được nêu ra bởi một vị tổng thống. Mục tiêu này gây xôn xao trong giới những người ủng hộ năng lượng tái tạo, tuy nhiên họ cũng nhận ra rằng trong bài phát biểu của mình, tổng thống đã mở rộng quan điểm về năng lượng sạch.
-
Các chuyên gia năng lượng tái tạo cho rằng cảng Portland (Anh) là nơi lí tưởng để trở thành trung tâm năng lượng xanh trong tương lai. Hơn 80 đại biểu từ các công ty xây dựng và phát triển khu năng lượng tái tạo ngoài khơi đã có mặt tại khách sạn Portland Heights để tham dự buổi hội thảo “Ports, Gateway to Offshore Renewables” do Ban quản lí cảng Portland và cơ quan tư vấn năng lượng tái tạo Regen SW tổ chức lần đầu tiên.
-
Các công nghệ này, một số đã đi vào ứng dụng thực tế, còn lại vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, do đó dù ít hay nhiều con người vẫn đang phải phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây tại Mỹ cho biết trong khoảng 20 – 40 năm nữa, con người có thể thay thế hoàn toàn năng lượng hóa thạch bằng các dạng năng lượng tái tạo được, từ đó xây dựng một thế giới xanh, sạch hơn.
-
Trang trại mặt trời đầu tiên của Anh sẽ được xây dựng tại Cornwall. Trang trại vừa được hội đồng Cornwall cấp phép xây dựng trên diện tích 10 mẫu. Điều đó đồng nghĩa với việc trang trại này sẽ có thể cung cấp năng lượng xanh cho 800 hộ gia đình. Các nhà tư vấn năng lượng tái tạo của Silicon Valley Limited - những người đã nhận được giấp phép xây dựng dự án này cho biết dự án sẽ khởi công vào tháng 1.
-
Ông Nelson Labrada, Phó Bộ trưởng Bộ Mía đường phát biểu: “ Dự án này sử dụng bã mía đường để tạo năng lượng, nhờ đó tránh được khó khăn về nguồn cung- vấn đề căn bản của các nguồn sinh khối khác. Bã mía đường là phần chất xơ còn lại sau khi nghiến mía. Ở Cuba, bã mía sẵn có ở các nhà máy đường và nhà máy sản xuất năng lượng từ bã mía có thể đáp ứng tới 40% nhu cầu năng lượng của đất nước hiện nay.”
-
Hiệp hội năng lượng tái tạo Anh (RFA) đã xử phạt chi nhánh của hai hai công ty dầu mỏ lớn vì không đạt tiêu chuẩn nhiên liệu sinh học.Theo Luật Năng lượng giao thông vận tải tái tạo (RTFO), các công ty cung ứng trên 450 nghìn lít xăng hoặc dầu diesel vào thị trường Anh phải đăng kí với RFA, trong đó phải chứa 1% nhiên liệu tái tạo, đồng thời phải cung cấp các thông tin về mật độ carbon và tính bền vững của nó.
-
Ngày 26/01/2011, tại trụ sở Bộ Công Thương đã diễn ra Lễ ký kết Ý định thư hợp tác giữa Bộ Công Thương và Tổ chức phát triển công nghệ công nghiệp và năng lượng mới Nhật Bản (NEDO) trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng và công nghệ Cộng đồng thông minh.Tham dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng và Tổng Giám đốc NEDO Takefumi Fukumizu cùng đại diện các cơ quan liên quan.
-
Theo báo cáo của Phòng Năng lượng tái tạo Argentina (CADER), nước này đã vượt qua Mỹ để trở thành nhà sản xuất dầu diezel sinh học lớn thứ 4 trên thế giới, với sản lượng gần 2 triệu tấn/năm. CADER cho biết năm 2010, Argentina đã sản xuất 1,9 triệu tấn diezel sinh học, tăng 51% so với năm 2009 và thu về 1,9 tỷ USD. Báo cáo cũng chỉ ra rằng trong giai đoạn 2006-2010, sản xuất diezel sinh học của Argentina đã tăng tới 250%.
-
Trong số ra mới đây, tạp chí Dầu mỏ và khí đốt Arập (PGA) đã nhấn mạnh đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách năng lượng của các nước Arập khi lựa chọn phát triển năng lượng Mặt Trời
-
Tây Ban Nha đã khẳng định vị trí là nước dẫn đầu trong ngành năng lượng tái tạo thế giới bằng việc lần đầu tiên xuất khẩu điện sang Pháp. Mưa lớn và gió mạnh liên tục trong năm 2010 khiến nguồn năng lượng tái tạo – chủ yếu từ năng lượng gió, năng lượng mặt trời và thủy điện- đáp ứng tới 35% nhu cầu của Tây Ban Nha.
-
Đề án “ Sử dụng năng lượng tiết kiệm và năng lượng tái tạo” giai đoạn 2011-2015 vừa được UBND TP Đà Nẵng thông qua với mục tiêu nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đồng thời phấn đấu tiết kiệm 5% - 8% tổng mức tiêu thụ năng lượng so với dự báo hiện nay về phát triển năng lượng và phát triển kinh tế - xã hội; tiết kiệm từ 11% - 12% sản lượng điện so với dự báo tại các cơ quan, công sở nhà nước, chiếu sáng công cộng trên địa bàn thành phố.
-
Theo báo cáo Xu hướng năng lượng (Energy Trends), Scotland đang đi đúng hướng để đạt được mục tiêu sản xuất năng lượng tái tạo đầy tham vọng là tới năm 2020 sẽ tạo ra 80% công suất điện từ nguồn năng lượng tái tạo. Bản báo cáo này cũng cho biết trong năm 2009, 27% điện năng của Scotland được tạo ra từ năng lượng tái tạo. Chính phủ Scotland đã lập dự án nâng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo nên 31% trong năm 2011.
-
Từ tảo và các mảnh gỗ tới cỏ và những chất thải rắn, các nhà khoa học đang nỗ lực tìm kiếm loại nguyên liệu thô có thể mang đến một thế hệ nhiên liệu tái tạo mới, đủ dồi dào để chiếm phần đáng kể trên thị trường năng lượng. Trang Discovery đưa tin, công ty chuyên doanh thịt lớn nhất thế giới đã tìm được câu trả lời cho bài toán nhiên liệu tái tạo ngay trong chính các cơ sở của họ: mỡ động vật.
-
Bộ trưởng năng lượng của Thụy Điển và Na Uy cho biết hai nước đã thống nhất những nền tảng của thị trường tín chỉ xanh chung. Tín chỉ xanh là một loại chứng chỉ chứng minh rằng lượng điện năng đó đã được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió, mặt trời, hydro và có thể mua bán được. Các tổ chức môi trường hi vọng rằng chúng có thể đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng tái tạo.
-
Tín dụng thuế được gia hạn thêm sẽ là cơ hội cho hàng ngàn công nhân làm việc trong ngành công nghiệp năng lượng sạch. Tổng thống Mỹ Obama vừa phê duyệt bộ luật gia hạn tín dụng thuế chủ chốt nhằm hỗ trợ các dự án năng lượng tái tạo và sử dụng nhiên liệu sinh học. Luật miễn giảm thuế, tái cấp phép bảo hiểm thất nghiệp và tạo dựng công ăn việc làm năm 2010 đã bao gồm việc gia hạn tín dụng sản xuất tái tạo, Phần 1603.
-
Dự báo đến năm 2015, lượng rác thải của thành phố thải ra mỗi ngày tăng lên khoảng 10 ngàn tấn, tăng cao so với lượng rác khoảng 6.500 tấn/ngày hiện nay. Với lượng rác thải lớn như vậy, thành phố đang có chủ trương thu hút các dự án rác có công nghệ đốt rác phát điện, tái chế. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, thành phố đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 sẽ sử dụng khoảng 10% lượng rác thải làm nguồn năng lượng tái tạo.
-
Hàn Quốc dự kiến sẽ xây thêm 14 nhà máy điện nguyên tử đến năm 2024 nhằm tăng nguồn cung điện, giảm phụ thuộc vào dầu mỏ. Tại phiên điều trần công cộng ở thủ đô Seoul ngày 7 tháng 12 vừa qua, chính phủ Hàn Quốc đã công bố kế hoạch năng lượng dài hạn, trong đó kêu gọi sự gia tăng nguồn năng lượng từ các nhà máy hạt nhân và nguồn năng lượng tái tạo.
-
Theo các số liệu thống kê của Bộ khoáng sản và năng lượng Ethiopia (MoME), quốc gia này mỗi năm tiêu tốn 10 tỉ Birr (tương đương với 800 triệu đôla Mỹ) để nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu phục vụ tiêu thụ trong nước. Số liệu này phản ánh hơn 90% khoản thu từ hoạt động ngoại thương của Ethiopia. Nếu nước này khai thác được tiềm năng năng lượng tái tạo thì khả năng độc lập về năng lượng sẽ đem lại lợi ích cho nền kinh tế.
-
Đến năm 2020, phong năng sẽ đóng góp 265 GW vào mạng lưới điện Châu Âu, ước tính tiết kiệm 41,7 tỉ Euro tiền điện mỗi năm. Châu Âu cần lắp đặt thêm một mạng lưới điện ngoài khơi ở vùng biển phía Bắc bao gồm biển Bắc, biển Ai-len và biển Baltic để truyền dẫn lượng điện gia tăng, thực hiện mục tiêu 34% điện lượng tái tạo vào năm 2020. Những trạm chuyển tiếp điện giữa các quốc gia láng giềng như Tây Ban Nha và Pháp phải được nâng cấp để truyền tải lượng điện cần thiết tới nơi tiêu thụ.
-
Khoảng 75% dân số Iceland sống trong vòng 60 km của thủ đô Reykjavik và các khu vực nông thôn được liên kết bằng một con đường vành đai dài 1.351 km. Trong đoạn đường này có thể có 15 trạm sạc nhanh. Điều đó, cùng với thực tế 80% năng lượng của Iceland là năng lượng tái tạo được sản xuất với giá thành rẻ (từ địa nhiệt và thủy điện), sẽ giúp bạn hình dung được tại sao đây là nơi thử nghiệm lý tưởng đối với ôtô điện.