Friday, 08/11/2024 | 06:28 GMT+7

Malaysia thay đổi biểu giá FIT nhằm thúc đẩy ngành NLTT

07/11/2011

Chính phủ Malaysia vừa đưa ra biểu giá FIT mới, kèm theo các hạn ngạch mục tiêu công suất năng lượng tái tạo mới

Vừa qua, Chính phủ Malaysia vừa đưa ra biểu giá FIT mới, kèm theo các hạn ngạch mục tiêu công suất năng lượng tái tạo mới.Hệ thống biểu giá FIT mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1/12 tới, và sẽ làm động lực cho sự phát triển năng lượng tái tạo ở Malaysia, và cùng lúc giúp nước này đáp ứng được nhu cầu năng lượng đang lên cao, bộ trưởng bộ NL nước này cho hay.

Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Tài nguyên nước Malaysia, Dato Sri Peter Chin cho hay, cơ chế giá FIT của Malaysia, áp dụng cho sinh khối, khí sinh học, năng lượng mặt trời và thủy điện nhỏ, nhằm khuyến khích các cá nhân, công ty và cộng đồng đầu tư vào năng lượng tái tạo.

81ce9e636_bieu_gia.jpg

Hệ thống giá này bao gồm một loạt các hạn ngạch công suất trong giai đoạn 2012 – 2014. Từ năm tới, 282MW sẽ được áp dụng cơ chế giá mới, năm 2013 là 262MW và tương ứng năm 2014 là 304MW.

Ông Chin thừa nhận là Malaysia đã thất bại trong việc theo đuổi các mục tiêu về phát triển năng lượng tái tạo trong thập kỷ vừa qua.

“Trong 10 năm qua từ khi thực hiện Chính sách Nhiên liệu thứ 5, chúng tôi đã nhận thấy việc phát điện từ các nguồn năng lượng tái tạo có chi phí lớn, làm giảm độ hấp dẫn với các công ty mua điện trên thị trường”, ông Chin phát biểu trong Hội chợ năng lượng sạch tại Singapore.

“Các trợ cấp của chúng tôi cho nhiên liệu hóa thạch là một trong những nguyên nhân của vấn đề này, bởi các công ty điện lực luôn ưu tiên các lựa chọn chi phí thấp trong việc cung cấp điện cho khách hàng”, ông nói thêm.

Điều này đã tạo ra “một sân chơi không công bằng” và nó được phản ánh bằng “bản thành tích tối tăm” của ngành năng lượng tái tạo là năm 2010 chỉ đạt 63MW công suất nối lưới, đạt 18% so với mục tiêu ban đầu đặt ra là 350MW theo Kế hoạch Malaysia 9 (2005-2010), ông Chin cho hay.

“Đây là thời điểm đúng đắn để Chính phủ quan tâm hơn nữa tới năng lượng tái tạo, nhằm đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển nguồn điện trong tương lai”, ông Chin nói.

Ông cho rằng chinh phủ đã quyết định giành 300 triệu ringgit (tương đương 96.4 triệu USD) như nguồn Quỹ đầu tiên cho Năng lượng tái tạo.

“Hy vọng cuối cùng của tôi là Malaysia sẽ trở thành một trong những nước tiên phong trong khu vực Đông Nam Á với phương pháp tiếp cận có tổ chức và hệ thống cho việc phát triển năng lượng tái tạo”, ông Chin chia sẻ.

Công ty điện lực nội địa của nước này, Tenaga Nasional Berhad, đã dự báo tốc độ tăng tăng nhu cầu điện năng của quốc gia là 6,5% vào năm 2011 (so với 2010), chủ yếu do khách hàng thương mại và kinh doanh chi phối.

Theo kế hoạch, nước này cần 10,8GW công suất phát điện mới vào năm 2020, trong khi cũng vào thời điểm đó, 7,7GW của hệ thống hiện tại phải dừng hoạt động. Đến năm 2020, tổng công suất lắp đặt của nước này được dự báo sẽ tăng 16% so với năm 2011.

Theo devi-renewable.com