Đại diện của Chính phủ Nga và Tổng công ty Điện hạt nhân Ấn Độ (NPCIL) đã hoàn thành ký kết hiệp định khung về hai lò phản ứng số ba và số bốn của Kudankulam. Tổng số vốn đầu tư giai đoạn hai Nhà máy điện hạt nhân Kudankulam (Ấn Độ) trị giá 5,5 tỉ USD.
Trước đây, hoạt động xây dựng hai tổ máy số 3 và số 4 nhà máy điện hạt nhân Kudankulam bị đình chỉ do các cuộc biểu tình phản đổi của người dân địa phương.
Hiện dự án chỉ còn việc chờ đợi chấp thuận từ Hội đồng Điều tiết năng lượng nguyên tử AREB. Dường như, tình hình đã vượt qua những trở ngại chính. Nhà chức trách Ấn Độ không còn nghi ngờ tính an toàn của các lò phản ứng hạt nhân Nga. Quyết định này là một tín hiệu cho dư luận Ấn Độ: "Từ nay trở đi cần tôn trọng đánh giá chuyên gia của nhà thầu Atomstroyexport, một nhà xuất khẩu thế giới lớn nhất chuyên các dịch vụ thi công, vận hành và bảo dưỡng nhà máy điện hạt nhân".
Trước đây, hoạt động xây dựng hai tổ máy số 3 và số 4 nhà máy điện hạt nhân Kudankulam bị đình chỉ do các cuộc biểu tình phản đổi của người dân địa phương. Tiếp đến, sắc luật về trách nhiệm gây thiệt hại hạt nhân đã được thông qua trong bối cảnh vụ tai nạn ở Fukushima Nhật Bản, gây trở ngại thêm cho việc xúc tiến thi công. Theo tài liệu này, các nhà điều hành và tổng thầu xây dựng từ nay có trách nhiệm trước tai nạn khả năng trong thời gian nhà máy điện hạt nhân hoạt động.
Kết quả là trong chuyến thăm chính thức Moskva của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh hồi tháng 10 năm 2013, thỏa thuận về xây dựng các tổ máy số 3 và số 4 đã không được ký. Sự nhất trí chỉ đạt được sau loạt cuộc đàm phán mới của các nhà năng lượng hạt nhân Ấn Độ và Nga.
Ấn Độ đã vượt qua hội chứng Fukushima, Phó chủ tịch Trung tâm Truyền thông Chiến lược, ông Dmitry Abzalov cho biết nhận xét: “Một quyết định hợp lý. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế và chính trị đối ngoại. Ấn Độ phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nhiên liệu, vốn ngày càng trở nên đắt đỏ và chịu tác động rủi ro chính trị. Nhiên liệu của Ấn Độ về cơ bản có nguồn gốc Trung Đông. Các nước trong khu vực này duy trì quan hệ khá thân thiện với Trung Quốc và Pakistan. Ấn Độ cố gắng giảm thiểu rủi ro và tìm cách đa dạng hóa nguồn cung cấp.
Tất nhiên Ấn Độ muốn nâng cao an ninh năng lượng trước những nỗ lực của Trung Quốc tăng cường vị thế. Xuất phát từ đó Ấn Độ có quyết định khai thác nguồn lực của Nga. Đặc biệt, Nga vốn giàu kinh nghiệm xây dựng hạt nhân, đặc biệt ở Đông Âu và Trung Quốc. Fukushima là công trình của người Mỹ”.
Trong chuyến thăm chính thức Moskva của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh hồi tháng 10 năm 2013, thỏa thuận về xây dựng các tổ máy số 3 và số 4 đã không được ký.
Lo ngại lặp lại thảm họa Fukushima đã làm trì hoãn khá lâu quyết định khởi động lò phản ứng đầu tiên của Nhà máy điện hạt nhân Kudankulam. Mặc dù ngay từ trước, dự án của phía Nga hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn an toàn bổ sung của IAEA sau tai nạn tại Nhật Bản.
Đặc biệt, điện hạt nhân Kudankulam thích ứng với điều kiện khí hậu Ấn Độ, sở hữu sự kết hợp độc đáo của các hệ thống an toàn thụ động và chủ động.
Vào tuần trước, NPCIL phấn khởi thông báo rằng: Toàn bộ công việc đã sẵn sàng để khởi động khai thác kinh doanh lò phản ứng số 1 vào tháng 5/2014. Tổ máy số 2 đang bước vào thi công giai đoạn cuối. Hoạt động khai thác được dự kiến trong tháng 12/2014.
Theo TTXVN