Saturday, 23/11/2024 | 06:01 GMT+7

5 thành phố "xanh" nhất nước Mỹ

28/05/2015

Hội đồng Kinh tế sử dụng năng lượng hiệu quả của Mỹ (ACEE) mới đây đã công bố bản đánh giá Thành phố Sử dụng năng lượng hiệu quả năm 2015. Xếp đầu bảng là thành phố Boston.

Hội đồng Kinh tế sử dụng năng lượng hiệu quả của Mỹ (ACEE) mới đây đã công bố bản đánh giá Thành phố Sử dụng năng lượng hiệu quả năm 2015. Xếp đầu bảng là thành phố Boston. 

Báo cáo này được thực hiện 2 năm một lần, đánh giá các thành phố của Mỹ dựa trên các sáng kiến và chính sách về năng lượng của từng địa phương. Đây là lần thứ 2 liên tiếp, thành phố Boston xếp đầu bảng.

Trong cuộc họp báo, ông David Ribeiro, trưởng nhóm thực hiện báo cáo này cho biết : "Tất cả các khía cạnh trong đời sống của thành phố, từ các toà nhà nơi con người làm việc và sinh sống, tới cách họ đi lại, tới các dịch vụ mà họ đang hưởng, đều có thể được cải thiện bằng việc tăng cường sử dụng năng lượng hiệu quả".

Ông này cũng cho hay, sử dụng năng lượng hiệu quả nghĩa là sử dụng ít năng lượng cho cùng một loại dịch vụ phục vụ sinh hoạt như sưởi ấm, thắp sáng các toà nhà. Điều này mang lại rất nhiều lợi ích.

Sử dụng ít năng lượng có thể giúp cộng đồng tiết kiệm tiền bạc, giúp bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên như khí đốt hay dầu mỏ. Đồng thời, cắt giảm sử dụng năng lượng cũng là một yếu tố quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Điểm số của các thành phố được đánh giá dựa trên 5 tiêu chí liên quan tới việc sử dụng năng lượng hiệu quả. Đó là: hoạt động của chính quyền địa phương, sáng kiến toàn cộng đồng, chính sách đối với các toà nhà, chính sách về nguồn nước và các chính sách về giao thông vận tải. Mỗi tiêu chí lại có những mức điểm riêng, tổng điểm tối đa là 100.

Sự cạnh tranh giữa các thành phố vô cùng quyết liệt. Năm thành phố ở top đầu chỉ hơn kém nhau 10 điểm. Trong đó, thành phố Boston xếp đầu bảng với 82 điểm. Đây cũng là là thành phố duy nhất đạt được hơn 80% tổng số điểm. 

Thành công của Boston dựa vào nhiều chính sách năng lượng mạnh mẽ, áp dụng cho toàn thành phố và các sáng kiến của địa phương. Tuy nhiên, thành phố này thực sự nổi trội bởi các chính sách dành cho các toà nhà cũng như các chính sách về nguồn nước và năng lượng. Thành phố này đã đặt ra các mục tiêu về tiết kiệm năng lượng, sử dụng khí ga tự nhiên và điện năng một cách hiệu quả, nỗ lực tiết kiệm nước.

Sắc lệnh Công khai và Báo cáo Năng lượng của toà nhà tại Boston yêu cầu các toà nhà với diện tích nhỏ và vừa phải báo cáo về tình trạng sử dụng nước và điện năng, cũng như hoàn thành bản đánh giá năng lượng 5 năm một lần.

Theo như bản báo cáo đề cập, các toà nhà được yêu cầu phải tăng cường sử dụng năng lượng hiệu quả nếu chưa đạt được chứng nhận Ngôi sao năng lượng. 

Sáng kiến Renew Boston cũng ghi điểm trong tiêu chí chính sách về cơ sở hạ tầng. Chương trình được đưa ra từ năm 2009, nhằm giảm nhu cầu tiêu thụ điện năng xuống 200 MW vào năm 2017. Các nỗ lực để đáp ứng mục tiêu này bao gồm việc triển khai chương trình Renew Boston Solar, khuyến khích người dân sử dụng rộng rãi công nghệ mặt trời khắp thành phố.

Renew Boston cũng hướng tới các hộ gia đình và những chủ doanh nghiệp nhỏ, bằng cách cung cấp cho họ hệ thống đánh giá năng lượng miễn phí và các ưu đãi để họ có thể áp dụng nhằm cải tiện hiệu quả như hệ thống cách nhiệt.

Boston cũng có một kế hoạch hành động vì môi trường, nhằm mục tiêu cắt giảm phát thải khí nhà kính lên mức 80% vào năm 2050. Một phần của kế hoạch này bao gồm giảm 7% tổng số dặm mà các phương tiện di chuyển tới năm 2020. Hubway, hệ thống đi chung xe đạp, là một cách để chính quyền thành phố thực hiện mục iêu này, giúp thành phố có thêm điểm số tương đối cao trong hạng mục chính sách giao thông vận tải.

Boston cũng là một trong những thành phố được điểm cao nhất ở hạng mục các chính sách cho cộng đồng, nhờ vào chiến dịch Greenovate Boston. Chiến dịch này nhằm mục đích giúp thành phố đạt được các mục tiêu cắt giảm phát thải, bằng cách lôi cuốn người dân tham gia vào các sáng kiến về khí hậu và phát triển bền vững của thành phố.

Người dân có cơ hội tham gia nhiều hoạt động như các hội nghị thượng đỉnh của cộng đồng, thử thách carbon dành cho cá nhận, tuần đi xe đạp và hướng dẫn để giúp người dân nâng cao khả năng sử dụng năng lượng hiệu quả trong mỗi gia đình.

"Sự tiếp cận cộng đồng là một yếu tố chủ chốt", ông  Austin Blackmon, người phụ trách các vấn đề về môi trường, năng lượng và không gian mở của Boston cho hay.

Ông cho biết thêm: "Điều mà chúng tôi thực sự tập trung vào giải quyết, đó là chắc chắn rằng khi chúng tôi nói chuyện với người dân và các doanh nghiệp của mình, chúng tôi biết rằng họ đang lan truyền thêm tới những người chưa nghe được thông điệp".

Nhờ những sáng kiến được thực hiện trên diện rộng này mà thành phố Boston đã giành được 82 điểm. Tuy nhiên, các thành phố ở top đầu cũng không bị bỏ lại quá xa. Dưới đây là những cách mà họ đã thực hiện.


New York (78 điểm)

New York là thành phố dẫn đầu về sáng kiến cho cộng đồng. Đó là nhờ vào "các kế hoạch về hệ thống phân phối năng lượng trong tương lai, các chiến lược giảm nhẹ hiệu ứng đảo nhiệt đô thị  và các tiến bộ trong việc đạt được mục tiêu cắt giảm phát thải khí nhà kính toàn cộng đồng" - theo bản báo cáo của ACEEE.

Có thể kể tới một vài trong số các sáng kiến đó như: đưa ra mục tiêu phát triển bền vững và phục hồi; mái nhà phản chiếu ánh sáng; giảm phát thải carbon và năng lượng sử dụng cho hệ thống làm mát. 

New York cũng là thành phố nằm trong top dẫn dầu về các chính sách dành cho toà nhà. Kế hoạch "Nhà xanh hơn, tốt hơn" của thành phố này yêu cầu chủ sở hữu của các toà nhà phải đánh giá mức tiêu thụ điện, nước và đạt được các quy định nhất định về năng lượng.

 


Washington, D.C (76,5 điểm)

Washington mới nhảy lên vị trí thứ 3 trong năm nay sau khi tăng 20,3 điểm so với năm 2013. Đây là thành phố đạt được mức tiến bộ vượt bậc nhất.

Thành phố này dẫn đầu về chính sách giao thông vận tải, với hàng loạt các sáng kiến như đi các chương trình đi chung ô tô, đi chung xe đạp, tăng số người tham gia giao thông sử dụng các phương tiện công cộng, xe đạp và đi bộ.

Đây cũng là thành phố nằm trong top đầu về các chính sách đối với toà nhà. Ngoài các quy định về năng lượng nghiêm ngặt, thành phố này còn áp dụng quy định xây dựng xanh từ năm ngoái, trong đó yêu cầu các dự án xây dựng mứi phải tuân thủ một những tiêu chuẩn xây dựng xanh nhất định.

Bản báo cáo cũng cho hay, thành phố này đang thực hiên giảm 30% phát thải khí nhà kính từ các hoạt động của chính quyền địa phương và 20% của cả thành phố tới năm 2020.


San Francisco (75,5 điểm)

San Francisco rơi từ vị trí thứ 3 xuống vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng năm nay, nhưng về tổng thể, vẫn nắm giữ một số điểm cao.

Thành phố này đã duy trì được các sắc lệnh bảo tồn nước và năng lượng khi yêu cầu chủ nhà phải lắp đặt các thiết bị như đầu vòi hoa sen tiết kiệm nước, vòi nước và nhà vệ sinh tiết kiệm năng lượng, cũng như cách nhiệt thiết bị đun nóng nước và các nhiệt cho gác xép.



Thêm vào đó, San Francisco đã thực hiện chương trình Energy Watch, giúp chủ  nhà sở hữu các thiết bị sử dụng năng lượng hiệu quả và cung cấp một số những ưu đãi về tài chính trong một vài trường hợp.

Cũng như 5 thành phố nằm ở top đầu, San Francisco có một kế hoạch hành động vì môi trường, với các mục tiêu giảm phát thải khải khí vì tương lai. Báo cáo này cũng chỉ ra rằng San Franisco đang tăng thứ bậc của mình lên trong hạng mục chính sách đối với các toà nhà, bằng cách tăng cường quy định về năng lượng và thực thi chính sách.

Seattle (75 điểm)

Seattle cũng đã có một bước nhảy vọt so với bảng xếp hạng năm 2013 khi có thêm gần 10 điểm. Đây là một trong các thành phố dẫn đầu về chính sách dành cho các toà nhà, với các quy định nghiêm ngặt về năng lượng và thực thi chính sách.

Các kế hoạch xây dựng nhà mới phải được hội đồng thành phố xem xét. Kế hoạch phải phù hợp với các quy định của thành phố và được bên thứ 3 thẩm định.

Seattle cũng ghi điểm trong lĩnh vực giao thông vận tải. Thành phố này đã đạt được những thành tựu đáng kể về việc giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng trong vài thập kỷ qua.

Bản báo cáo lưu ý rằng, giữa năm 1990 và 2010, Seattle đã cắt giảm mức năng lượng tiêu thị của chính phủ trên đầu người xuống khoảng trung bình 1%/năm và giữa năm 2005 tới 2012, thành phố này đã giảm tổng thiêu thụ năng lượng trên đầu người xuống khoảng 1,3%/năm.

Mặc dù các thành phố ở top đầu đang có những bước tiến mạnh mẽ, song các tác giả của bản báo cáo này lưu ý rằng, các thành phố này vẫn còn có khả năng để tiếp tục cải thiện tình hình hơn nữa. Boston là thành phố duy nhất vượt qua số điểm 80, và chỉ có 13 thành phố vượt qua số điểm 50.

Bản báo cáo cũng đưa ra một danh sách các chiến lược mà họ đề xuất nhằm cải thiện việc sử dụng năng lượng như: tăng cường hiệu quả trong hoạt động của chính quyền địa phương, áp dụng các mục tiêu tiết kiệm năng lượng, tăng cường tiết kiệm năng lượng trong các toà nhà đã có và mới xây và chủ động hơn nữa trong việc theo dõi hiệu suất năng lượng của thành phố.

Mỗi thành phố sẽ cần phải phát triển hoặc điều chỉnh kế hoạch của riêng mình nhằm thúc đẩy tiết kiệm năng lượng, dựa và nhu cầu và các ưu tiên của mình. 

Mai Linh (theo Washington Post)