Saturday, 09/11/2024 | 00:45 GMT+7

EU hối thúc các nước nộp bản đóng góp cho COP 21

27/08/2015

Nhiều nước lớn trong Nhóm G20 như Brazil, Ấn Độ, Indonesia, Nam Phi vẫn chưa nộp bản đăng ký mục tiêu giảm khí thải CO2 để chuẩn bị COP21.

Nhiều nước lớn trong Nhóm G20 như Brazil, Ấn Độ, Indonesia, Nam Phi vẫn chưa nộp bản đăng ký mục tiêu giảm khí thải CO2 để chuẩn bị COP21.

Hình ảnh biểu trương cho COP 21. 

Nhiều nước lớn trong Nhóm G20 như Brazil, Ấn Độ, Indonesia, Nam Phi vẫn chưa nộp bản đăng ký mục tiêu giảm khí thải CO2 để chuẩn bị COP21.

Cao ủy châu Âu phụ trách Khí hậu Miguel Arias Canete đã lên tiếng hối thúc các nước nộp ngay bản đăng ký mục tiêu giảm khí thải CO2 để chuẩn bị cho Hội nghị chống biến đổi khí hậu (COP21) tại Paris vào đầu tháng 12 tới.

Ông Canete cho biết, tới nay mới chỉ có 56 nước nộp bản đóng góp cho Ban thư ký COP21. Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ lạc quan vì số nước này hiện chiếm 61% lượng khí thải CO2 trên thế giới, trong đó phải kể tới EU, Mỹ, Nga và Trung Quốc.

Ông Canete nhắc lại mục tiêu đầy tham vọng của EU giảm 40% khí thải CO2 từ nay đến năm 2030, tuyên bố tích cực hối đầu tháng 8 của Tổng thống Mỹ Obama nâng mức giảm khí thải đã đăng ký từ 28% lên 32% vào năm 2030, và cam kết mới đây của Trung Quốc giảm 20%-25% năng lượng hóa thạch.

Theo ông Canete, những đóng góp hiện nay không chỉ từ các nước có lượng khí thải lớn nhất là Trung Quốc, Mỹ và EU, mà còn từ các nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu tại châu Á Thái Bình Dương, châu Phi và vùng Caribean.

Ông Canete cũng cho biết công tác chuẩn bị cho một thỏa thuận mới về chống biến đổi khí hậu đang gặp khó khăn khi các nước sa vào cuộc tranh cãi mang nặng tính kỹ thuật và chính trị.

Cùng ngày, trong một cuộc họp về các nguồn năng lượng tái tạo tại Isère, Tổng thống Pháp Francois Hollande cảnh báo rằng việc không đi tới sự thống nhất về vấn đề chống biến đổi khí hậu "sẽ là một thảm họa".

Theo quy định của Hội nghị COP20, để tạo thuận lợi cho việc đi tới thống nhất tại COP21, các nước thành viên Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (CCNUCC) phải chuẩn bị và bắt đầu từ 31/3 đến đầu tháng 10/2015, đệ trình Ban thư ký COP một bản “đóng góp”, phản ánh đầy đủ quan điểm và những cam kết của mình đối với vấn đề chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, cho tới nay, nhiều nước, nhất là các nước châu Á và châu Phi, Mỹ Latin chưa nộp đóng góp.

Nước chủ nhà Pháp từ đầu năm đã có nhiều hoạt động để thúc đẩy công tác chuẩn bị vì sự thành công của COP21. Mới đây, Bộ trưởng Môi trường Pháp đã công du một loạt các nước châu Phi vì mục tiêu này./.

Theo VOV