Friday, 22/11/2024 | 19:21 GMT+7

Thành lập trung tâm công nghệ năng lượng sạch tại châu Á-Thái Bình Dương

11/09/2015

Đây là trung tâm thứ 5 được thành lập bởi UNFCCC, hỗ trợ các trung tâm khác tại Togo, Uganda, Colombia và Grenada.

Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (UNFCCC) đã chính thức mở một trung tâm hợp tác tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương để thúc đẩy công nghệ năng lượng sạch. Đây là trung tâm thứ 5 được thành lập bởi UNFCCC, hỗ trợ các trung tâm khác tại Togo, Uganda, Colombia và Grenada.

Trung tâm hợp tác khu vực của UNFCCC (RCC) tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trụ sở tại Băng-cốc,Thái Lan đã thiết lập mối quan hệ với Viện phi lợi nhuân về chiến lược môi trường toàn cầu của Nhật Bản. Hợp tác này sẽ giúp đỡ các quốc gia đang phát triển trong khu vực tiếp cận các dự án về cơ chế phát triển sạch (CDM) nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. RCC sẽ có trách nhiệm hỗ trợ vốn thực hiện các dự án CDM.

Nhóm trưởng của UNFCCC, Luca Brusa cho biết: “Việc xây dựng một trung tâm riêng để giảm nhẹ những tác động từ biến đổi khí hậu là một điều vô cùng quan trọng.”

Các dự án của CDM sẽ góp phần giúp các quốc gia đang phát triển thực hiện những biện pháp chống lại một cách nhẹ nhàng hơn.

Mục tiêu của CDM là thực hiện 300 dự án/năm, tập trung chủ yếu tại những quốc gia đang thực hiện các dự án của CDM như Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam.

Thư ký UNFCCC, Christiana Figueres cho biết: “Hợp tác lần này sẽ phải giải quyết những vấn đề liên quan tới chuyển hóa carbon thấp tại khu vực kinh tế. Tăng cường hỗ trợ tài chính, các công nghệ tân tiến và các cơ chế thị trường qua việc lấy con người và môi trường làm trung tâm sẽ là mục tiêu chính của các dự án CDM.”

Các dự án của CDM, bao gồm việc xây dựng những nguồn năng lượng tái tạo, tái trồng rừng, thúc đẩy sử dụng năng lượng TK&HQ, sẽ cấp chứng nhận giảm thiểu phát thải khí (CER), mỗi chứng nhận tương đương với 1 tấn khí CO2 được giảm. Chứng nhân CER có thể được trao đổi, buôn bán và sử dụng bởi các quốc gia đang tiến hành công nghiệp hóa để đáp ứng những cam kết giảm thiểu phát thải khí của họ theo Nghị định thư Kyoto về cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

2% thuế từ CER sẽ được đưa tới Qũy ứng dụng của UNFCCC , nơi tài trợ các dự án và chương trình giúp đỡ những quốc gia đang phải đương đầu với ảnh hưởng nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu.

Theo số liệu mới nhất từ chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc, phối hợp cùng Đại học kỹ thật Đan Mạch, có khoảng 7000 dự án CDM diễn ra tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Yến Lê (Theo EcoBusiness)