IEA sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lượng tái tạo
14/06/2010
Kỹ thuật về điện hạt nhân đang ngày càng phát triển, Việt Nam cần liên tục cập nhật kỹ thuật mới, trong đó quan trọng nhất là khâu xử lý chất thải, tái sử dụng nguyên liệu.
Kỹ thuật về điện hạt nhân đang ngày càng phát triển, Việt Nam cần liên tục cập nhật kỹ thuật mới, trong đó quan trọng nhất là khâu xử lý chất thải, tái sử dụng nguyên liệu. Đây là phát biểu của ông Brett jacobs- Quản lý chương
trình năng lượng Đông Nam Á, Ban đối thoại về năng lượng toàn cầu, Cơ quan năng
lượng nguyên tử quốc tế (IEA) tại buổi làm việc với Thứ
trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Đỗ Hữu Hào.
Trao đổi về chính sách phát triển năng lượng của Việt Nam,
Thứ trưởng Đỗ Hữu Hào cho biết, Việt Nam đã có sự chuẩn bị lâu dài cho chương
trình điện hạt nhân. Theo kế hoạch điện hạt nhân sẽ chiếm 25-30%.
Thứ trưởng Đỗ Hữu Hào trao đổi với đại diện
IEA
Hiện Việt Nam
đang trong quá trình triển khai dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên
với tổng công suất 4.000MW. Dự kiến tổ máy đầu tiên sẽ đi vào vận hành phát
điện thương mại vào năm 2020.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của ông Brett Jacobs: “Trong
thiết kế của nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, Việt Nam phải đáp ứng được yêu cầu an
toàn”.
Theo ông Brett jacobs, Việt Nam nên phát triển năng lượng tái
tạo, đặc biệt là áp dụng các công nghệ ít phát thải. “IEA sẵn sàng hỗ trợ VN
xem xét một số chính sách và phát triển nguồn năng lượng này”.
Thứ trưởng Hào cho biết, Việt Nam có tiềm năng về sinh khối nhưng
chưa phát điện, mới chỉ sử nguồn năng lượng này để đun nấu. Gần đây, Việt Nam đã có kế hoạch
hợp tác với Đức để phát triển điện gió, điện sinh khối. Tuy nhiên, giá điện gió
khá cao so với các loại khác.
“Hiện chưa có kế hoạch, nhưng chúng tôi sẽ phát triển các
nguồn điện này trong tương lai”- Thứ trưởng Hào cho biết
Bộ Công Thương đã có văn bản thông báo về việc gửi kế hoạch, đề xuất, đăng ký nhiệm vụ năm 2026 thuộc Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 (Chương trình).
Sáng ngày 09/4/2025, tại Hải Phòng, Bộ Công Thương phối hợp với Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), với sự tài trợ của Liên minh Châu Âu (EU), đã tổ chức Khóa đào tạo “Xây dựng và vận hành hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001”.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đẩy mạnh sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, trong những năm qua, TP. Hà Nội đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp trong việc thực hành tiết kiệm năng lượng.
Công ty Điện lực Vĩnh Long phối hợp với Hội Điện lực miền Nam tổ chức chương trình tập huấn sử dụng điện an toàn - tiết kiệm năm 2025 cho các cá nhân, tổ chức trên địa bàn thị xã Bình Minh.
Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho biết, 2 tháng đầu năm 2025, sản lượng điện tiết kiệm toàn Tổng công ty đạt khoảng 304,71 triệu kWh, đạt 2,36% so với điện thương phẩm.
Ngày 29/3/2025, Đoàn khảo sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội về nội dung Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNLTK&HQ) đã làm việc tại Đồng Nai.
Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu về tiết kiệm năng lượng hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025" đã khép lại. Chỉ trong một thời gian ngắn, cuộc thi đã thu hút 108.204 người tham gia với tổng số lượt thi lên tới 146.192 lượt.
Sáng ngày 26 tháng 3 tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã phối hợp với Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tổ chức khóa đào tạo "Xây dựng và vận hành hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001".