Saturday, 23/11/2024 | 07:22 GMT+7

‘Chất thải hạt nhân là nguồn năng lượng có giá trị’

08/10/2012

Trong lúc các nhà khoa học hạt nhân và các cơ quan chính phủ khắp thế giới đang tìm kiếm những cách thức khác nhau để chôn số chất thải hạt nhân thật sâu dưới lòng đất để chúng không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của con người, thì một nhà vật lý sinh học Canada lại cho rằng, chất thải hạt nhân không phải là một loại rác thải độc hại, mà là một nguồn năng lượng có giá trị.

Trong lúc các nhà khoa học hạt nhân và các cơ quan chính phủ khắp thế giới đang tìm kiếm những cách thức khác nhau để chôn số chất thải hạt nhân thật sâu dưới lòng đất để chúng không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của con người, thì một nhà vật lý sinh học Canada lại cho rằng, chất thải hạt nhân không phải là một loại rác thải độc hại, mà là một nguồn năng lượng có giá trị.

89ca66d35_hatnhan_2.jpg

Kho chứa chất thải phóng xạ của nhà máy điện hạt nhân Lubu, Đức

Giáo sư danh dự Peter Ottensmeyer, trước đây giảng dạy tại Trường Đại học Toronto khẳng định rằng, trước khi chính thức trở thành chất thải thực sự, các thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng có thể cung cấp số năng lượng nhiều gấp 134 lần số năng lượng mà chúng sản xuất ra trong lần sử dụng đầu tiên.

Những nguyên tử nặng hơn trong các thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng có thể được các nơtron chuyển động nhanh chia tách, nhưng với điều kiện các nguyên tử này phải được duy trì chuyển động nhanh bằng cách sử dụng một chất làm mát hoặc một bộ phận điều tiết khác trong lò phản ứng.

Theo ông Ottensmeyer, natri hoặc hợp chất của hai kim loại nặng là chì và bitmut là thích hợp nhất. Bộ phận điều tiết dày hơn này sẽ giữ cho các nơtron dồn quanh ở tốc độ cao chứ không chậm lại, giống cơ chế của lò phản ứng hạt nhân làm chậm bằng nước. Việc khai thác những nơtron nhanh này để chia tách các nguyên tử lớn và nặng hơn của lò phản ứng hạt nhân, như plutoni, có thể sản xuất ra lượng điện trị giá hàng nghìn tỷ USD.

Hơn nữa, một số nguyên tử được chia tách có thể chuyển đổi thành những kim loại thuộc nhóm bạch kim có giá trị cao. Một lợi ích lớn nữa là quá trình này sẽ làm giảm đáng kể độ phóng xạ của các thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng. Chất thải hạt nhân từ các lò phản ứng nơtron nhanh có thể phân rã thành urani tự nhiên trong vòng chưa đến 300 năm.

Phát hiện nói trên là một bước đột phá, bởi vì theo các công nghệ lò phản ứng hiện nay, phần lớn lượng urani trong các thanh nhiên liệu hạt nhân không bị chia tách và không được sử dụng, mặc dù phản ứng đã biến đổi số urani này thành những nguyên tố nặng hơn, trong đó có plutoni có thể được sử dụng để sản xuất vũ khí hạt nhân.

Tiến trình này khiến chất thải hạt nhân trở thành các vật liệu có độ phóng xạ cao, phát ra những tia phóng xạ độc hại trong 400.000 năm. Việc giữ cho số chất thải hạt nhân này an toàn là một vấn đề mà ngành hạt nhân đang phải đối mặt. 
 LM Theo: shp