Friday, 13/12/2024 | 04:28 GMT+7

Sản xuất nhiên liệu hydro từ tảo xanh

13/05/2013

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Uppsala – Thụy Điển, đứng đầu bởi Giảng viên cao cấp Fikret Mamedov và Giáo sư Stenbjörn Styring, đã có một khám phá làm thay đổi quan điểm về sản xuất hydro từ tảo xanh.

Thế giới đang tìm cách sản xuất nhiên liệu từ các nguồn năng lượng tái tạo để thay thế cho nhiên liệu hóa thạch. Hydro ngày nay được coi là một trong những nguồn nhiên liệu đầy hứa hẹn cho tương lai và nếu hydro có thể được sản xuất trực tiếp từ ánh sáng mặt trời chúng ta sẽ có một nguồn năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường.

5edc544b9_taoxanh080513.gif
Một cách để sản xuất hydro từ ánh sáng mặt trời là sử dụng quá trình quang hợp của vi sinh vật để phân tách nước thành các ion hydro (H+) và electron (điện tử). Các ion hydro sau đó kết hợp thành khí hydro (H2) và các vi sinh vật được sử dụng gọi là hydrogenases. Tảo xanh có khả năng sử dụng năng lượng mặt trời thông qua quá trình quang hợp để sản xuất hydro. Điều này đã được biết đến khoảng 15 năm về trước nhưng hiệu quả thấp là một vấn đề cần giải quyết. 

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Uppsala – Thụy Điển, đứng đầu bởi Giảng viên cao cấp Fikret Mamedov và Giáo sư Stenbjörn Styring, đã có một khám phá làm thay đổi quan điểm về sản xuất hydro từ tảo xanh. Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu chi tiết cách Photosystem II (một loại enzym có thể sử dụng ánh sáng mặt trời để phân tách nước) hoạt động trong hai chủng tảo xanh khác nhau bằng cách đo chính xác số lượng và tính năng của Photosystem II thay đổi trong các điều kiện khác nhau và họ thấy rằng, phần lớn năng lượng được hấp thụ bởi Photosystem II chuyển đổi vào quá trình sản xuất hydro.

Theo giáo sư Stenbjörn Styring: “Hiệu suất chuyển đổi năng lượng của Photosystem II khoảng 80%. Điều này có nghĩa rằng quá trình sản xuất hydro được điều khiển trực tiếp bằng năng lượng mặt trời và tương lai sẽ có thể nâng cao hiệu quả sản suất nhiên liệu hydro từ tảo xanh”.

Nghiên cứu trên được tài trợ bởi Cơ quan Năng lượng Thụy Điển, Hội đồng nghiên cứu Thụy Điển và một số đơn vị khác.
 Le My Theo Sciencedaily.com