Friday, 15/11/2024 | 19:30 GMT+7

Sản xuất hydro sinh học từ nguồn rác thải nông nghiệp

06/07/2013

Đó là một trong những kết quả của đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất hydro sinh học từ vi khuẩn kị khí ưa nhiệt Thermotoga neapolitana DSM 4359” TS Bùi Thị Việt Hà, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội làm chủ nhiệm.

74797d8f2_t_6775134.jpgĐó là một trong những kết quả của đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất hydro sinh học từ vi khuẩn kị khí ưa nhiệt Thermotoga neapolitana DSM 4359” TS Bùi Thị Việt Hà, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội làm chủ nhiệm.
 
Đây là một trong số các đề tài tiềm năng được Bộ KH&CN đầu tư thực hiện. Mục đích nhằm nghiên cứu, tìm ra những phương pháp tối ưu để lên men hydro từ vi sinh vật kị khí Thermotoga neapolitana, góp phần nghiên cứu tạo ra một nguồn năng lượng mới có nhiều ứng dụng trong tương lai.
 
Đề tài đặt mục tiêu xây dựng được quy trình sản xuất hydro sinh học từ một số chất khác nhau như glycerol, xylose, glucose,…; đưa ra kết quả thăm dò một số nguồn phế thải công, nông nghiệp làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất hydro sinh học nhờ sự lên men của vi khuẩn kị khí ưa nhiệt Thermotoga neapolitana DSM 4359; đề xuất mô hình sản xuất hydro sinh học ở quy mô phòng thí nghiệm nhờ quá trình lên men kị khí của chủng vi khuẩn Thermotoga neapolitana DSM 4359.
 
Sau một thời gian triển khai, đề tài đã nghiên cứu được các điều kiện nuôi cấy chủng vi khuẩn kị khí bắt buộc ưa nhiệt Thermotoga neapolitana DSM 4359. Sản lượng hydro trung bình đạt được khá cao khoảng 43%, tương đương với 17.63 mmol/L, không thua kém các nghiên cứu được thực hiện ở Mỹ, Cana đa, Hàn Quốc,…; nghiên cứu các tác nhân ảnh hưởng tới quá trình tạo thành H2 sinh học của chủng Thermotoga neapolitana DSM 4359.
 
Đồng thời, bước đầu thăm dò, nghiên cứu sản xuất hydro từ nguồn rác thải của nông nghiệp (rơm, rạ,…) và nguồn phụ phẩm của quá trình sản xuất bio-diezel nhờ sự lên men kị khí của chủng vi khuẩn DSM 4359, có ý nghĩa lớn về kinh tế và môi trường. Đề tài cũng nghiên cứu sản xuất H2 ở một số quy mô khác nhau trong phòng thí nghiệm.
 
Với những ý nghĩa đó, đề tài cần tiếp tục được đầu tư nghiên cứu sâu hơn về khả năng sử dụng các nguồn nhiên liệu thay thế sẵn có ở Việt Nam và nâng cao hiệu suất tạo hydro của chủng vi khuẩn kị khí ưa nhiệt.
 
 Theo CSTC