Friday, 15/11/2024 | 05:25 GMT+7
Niraj Lal, một nghiên cứu sinh Tiến
sỹ đến từ Đai học Quốc gia Úc vừa tìm ra cách để nâng cao hiệu suất của các tấm
pin năng lượng mặt trời. Nhận thấy hiện tượng cộng hưởng âm thanh từ những chiếc
bát bằng đồng mà các nhà sư thường dùng để tụng kinh, Niraj Lal nảy ra ý tưởng rằng nếu hiện tượng này được ứng
dụng để tương tác với ánh sáng theo cách tương tự, hiệu quả hấp thụ ánh sáng mặt
trời sẽ được cải thiện đáng kể.
“Các tấm pin mặt trời tiêu chuẩn hiện
nay thường bị mất một lượng lớn ánh sáng, khi ánh sáng tiếp xúc với bề mặt. Do
đó, hiệu quả sản xuất điện thường không cao. Nhưng nếu các tế bào quang điện có
hình cái bát, ánh sáng sẽ được lưu trữ bên trong các tế bào quang điện lâu hơn”,
Niraj Lal cho biết. Nhờ đó, hiệu quả sản xuất điện cũng tăng lên. Niraj Lal gọi
đây là hiện tượng “cộng hưởng plasmon”.
Chiếc bát bằng đồng đã giúp Niraj Lal nảy ra ý tưởng nâng cao hiệu suất của các tấm pin mặt trời
Những tấm pin mặt trời với các tế
bào quang điện kiểu mới đã được thử nghiệm tại phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy
mức hiệu suất năng lượng cao gấp 4 lần những tấm pin mặt trời dạng phẳng.
Bên cạnh đó, chất liệu để sản xuất
các pin mặt trời cũng được cải tiến. Mỗi loại pin mặt trời làm từ các chất liệu
khác nhau sẽ cho đặc tính hấp thụ ánh sáng khác nhau. Nếu pin mặt trời có thể hấp
thụ được ánh sáng trong quang phổ rộng hơn, nó sẽ nâng cao hiệu quả tổng thể trong
việc sản xuất điện.
Niraj Lal cho biết hiện vẫn đang
làm việc cùng với nhóm nghiên cứu để loại pin mặt trời mới hấp thụ được nhiều
ánh sáng và tăng hiệu quả sản xuất điện hơn nữa.
Thanh Xuân (Theo Gizmag)