Saturday, 23/11/2024 | 03:19 GMT+7
Viện công nghệ Karlsruhe đã tìm ra cách nâng cao hiệu suất của pin mặt trời dựa vào tế bào biểu bì của cánh hoa hồng.
Cánh hoa hồng có những đặc tính nhất định mà nếu được sao chép lại cho pin năng lượng mặt trời, chúng sẽ sản xuất ra được nhiều điện năng hơn.
Các nhà nghiên cứu đến từ viện Công nghệ ánh sáng, viện Công nghệ vi kết cấu, viện Vật lý ứng dụng và Viện Động vật của viện Công nghệ Karlsruhe và Trung tâm nghiên cứu năng lượng mặt trời và hydro Baden-Württemberg đã tiến hành kiểm tra, nghiên cứu nhiều loài thực vật khác nhau.
Họ đã phát hiện ra lớp biểu bì của cánh hoa hồng có chứa rất nhiều vi cấu trúc và cấu trúc nano được sắp xếp một cách thiếu trật tự và hệ thống. Những đặc tính tương tự như pin mặt trời của cánh hoa hồng hoàn toàn có thể áp dụng cho pin năng lượng mặt trời để tối ưu hóa khả năng hấp thụ ánh sáng.
Pin mặt trời tạo ra điện năng từ ánh sáng sau khi các electron di chuyển qua mạch điện được phóng ra.
Các nhà khoa học đã đưa các tế bào biểu bì của cánh hoa hồng vào một cái khuôn polyme. Sau đó, khuôn này sẽ được ép thành keo quang học, phơi khô bằng tia cực tím rồi cho vào pin mặt trời.
Kỹ thuật mới này giúp hiệu suất chuyển đổi năng lượng của pin mặt trời tăng thêm 12%. Nguyên nhân của việc tăng hiệu suất đáng kể này chưa được tìm ra. Các nhà nghiên cứu chỉ suy đoán rằng đặc tính chống phản xạ đẳng hướng của lớp biểu bì của cánh hoa hồng làm giảm phản chiếu bề mặt.
Trong tương lai, các nhà nghiên cứu hi vọng có thể hiểu rõ hơn vì sao cấu trúc quang tử thiếu trật tự và hệ thống lại làm tăng khả năng hấp thụ ánh sáng.
Ngọc Diệp (Theo The Green Optimistics)