Friday, 03/01/2025 | 00:13 GMT+7
Đại học Stanford ở
Theo đó, các ống nano carbon đơn lớp (SWNT) in trên loại giấy được phủ một lớp
màng PVDF (polyvinylidene fluoride) có thể đóng vai trò như những siêu tụ điện
tích trữ năng lượng.
Không chỉ cực mỏng, những ống nano này còn rất ổn định và chỉ tiêu hao một
lượng điện nhỏ sau 2.500 chu trình.
Trước đây, các nhà khoa học từng thử nghiệm một công nghệ tương tự, nhưng nó
đòi hỏi nguyên liệu nano phải được phủ lên hai chất nền cực âm và cực dương một
cách riêng rẽ rồi mới được ghép lại với nhau, quá trình như vậy làm mất nhiều
thời gian.
Trong khi đó, kỹ thuật mới có thể giúp in tất cả cùng một lúc, vừa nhanh lại
vừa rẻ. Hiện chưa rõ khi nào sẽ có những thiết bị được chế tạo để sử dụng các
SWNT, song nhóm nghiên cứu ở Stanford hy vọng sẽ áp dụng kỹ thuật này vào
“những ứng dụng thực tế.”
Nó có thể được kết hợp với các linh kiện bán dẫn giấy và các màn hiển thị dẻo
để tạo ra những thiết bị mỏng hơn nhiều so với công nghệ hiện hành, ví dụ như
các phiên bản đồng hồ đeo tay của HP cho binh sĩ trong tương lai.
Thúy Hằng