Sunday, 17/11/2024 | 23:46 GMT+7
Ưu điểm của nguồn năng lượng này là các nguồn nhiệt có nhiệt
độ trung bình nên rất có triển vọng trong sử dụng trực tiếp để sấy sản phẩm, phục
vụ dưỡng bệnh, du lịch… Tuy nhiên, việc phát triển nguồn năng lượng này ở Việt
Tiềm năng lớn
Đánh giá về tiềm năng địa nhiệt của Việt Nam, TS Đoàn Văn
Tuyến – Viện Địa chất – Viện Khoa học Việt Nam cho biết: "Nước ta có tiềm
năng địa nhiệt trung bình so với thế giới. Tuy nhiên lại có ưu điểm là phân bố
đều trên khắp lãnh thổ cả nước nên cho phép sử dụng rộng rãi ở hầu hết các địa
phương".
Hiện nay, nước ta có khoảng trên 200 nguồn nước nóng có nhiệt độ từ 40 đến trên 100oC. Riêng tại đồng bằng sông Hồng, bồn địa nhiệt tại đây có trữ lượng nhiệt có thể cung cấp lượng điện bằng 1,16% tổng sản lượng điện của cả nước. Riêng tại Hà Nội, sản lượng điện thương phẩm hiện ước tính 5 tỷ kWh mỗi năm, phân nửa trong số này dùng cho điều hòa. Nếu dùng công nghệ bơm nhiệt đất (giá tương đương lắp điều hòa nhiệt độ) sẽ tiết kiệm được 0,8 tỷ kWh. Công nghệ này không chỉ giúp tiết kiệm 800 tỷ đồng một năm mà còn giảm phát thải hơn 250.000 tấn CO2.
Ngoài ra, không giống như các nguồn năng lượng tái tạo khác,
công nghệ để khai thác nguồn năng lượng địa nhiệt không quá phức tạp. Để khai
thác địa nhiệt ở vùng có nhiệt độ khoảng 200oC, người ta khoan các giếng sâu từ
3-5km, rồi đưa nước xuống vùng này để khiến nước sôi lên, theo ống dẫn lên làm
quay tuabin máy phát điện. Đối với các nguồn địa nhiệt từ 80oC đến dưới 200oC
có thể dùng trực tiếp để sấy nông thủy sản, sưởi ấm cho các căn hộ, nhà máy…
Nguồn địa nhiệt dưới 80oC có thể dùng để dưỡng bệnh, phục vụ du lịch…
Cũng theo TS. Tuyến: "Hiện nay, với mức nhiệt như vậy,
Việt Nam hoàn toàn có thể khai thác theo quy mô nhỏ và phân tán. Theo quan điểm
này, chúng ta có thể khai thác địa nhiệt theo 3 cách. Thứ nhất, phát điện công
suất nhỏ, nhiệt độ thấp với hệ thống phát điện ORC, Kalina (chỉ cần nhiệt độ
khoảng 100oC). Với mức này, hầu hết trên khắp lãnh thổ Việt Nam, chỉ cần khoan
sâu 2km xuống lòng đất là đã có thể có nguồn nhiệt phù hợp.
Thứ hai là khai thác nước nóng địa nhiệt để quy hoạch xây
dựng tổ hợp công viên, đô thị nước khoáng nóng - sinh thái phục vụ văn hóa,
nghỉ dưỡng, du lịch… đem lại lợi ích kinh tế xã hội, môi trường lớn. Thứ ba,
khai thác bằng công nghệ bơm nhiệt đất (GSHP) để điều hòa không khí và tiết
kiệm năng lượng đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường". Với những
xu hướng này, nguồn địa nhiệt của Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng lớn nếu được
đưa vào sử dụng.
Bên cạnh tiềm năng lớn không hề thua kém so các nguồn năng lượng tái tạo khác, năng lượng địa nhiệt còn không ảnh hưởng đến môi trường bởi các thiệt bị nằm chủ yếu ở dưới đất.
Nhưng còn bỏ ngỏ
Trong khi các nước đang tận dụng rất tốt nguồn năng lượng địa nhiệt thì chúng ta vẫn chưa có cơ sở khoa học và có đánh giá cụ thể về nguồn năng lượng này. Hiện nay, Philipines đang đứng đầu thế giới về khai thác địa nhiệt; riêng Trung Quốc chỉ sử dụng nhiệt đất để điều hòa không khí nhưng trong vòng 10 năm đã tiết kiệm được tổng năng lượng điện là 4000MW.
Theo GS. Nguyễn Lân Dũng: "Từ năm 2007, Viện Khoa học
địa chất và tài nguyên Liên bang Đức đã điều tra, khảo sát tiềm năng địa nhiệt
ở sáu điểm nước nóng ở Tu Bông (Khánh Hòa), Phú Sen (Phú Yên), Hội Vân (Bình
Định), Nghĩa Thuận (Quảng Ngãi), Thạch Trụ (Quảng Ngãi) và Kon Du (Kon Tum) và nghiên
cứu phương án sử dụng hiệu quả tùy mức độ chất lượng từng nguồn nước…
Riêng Tập đoàn Ormat – Tập đoàn hàng đầu của Mỹ về địa nhiệt đã xin giấy phép đầu tư xây dựng 5 nhà máy điện địa nhiệt tại Lệ Thủy (Quảng Bình), Mộ Đức, Nghĩa Thắng (Quảng Ngãi), Hội Vân (Bình Định) và Tu Bông (Khánh Hòa) từ năm 2008. Tổng công suất các nhà máy này dự kiến lên đến 150-200 MW. Tuy nhiên, tất cả đều chưa khởi công, nguyên nhân chủ yếu là do giá mua điện của EVN thấp".
Bên cạnh đó, hiện cơ chế hỗ trợ cho các nhà khoa học trong việc nghiên cứu nguồn năng lượng này còn ở mức thấp nên chưa khuyến khích được họ tham gia nghiên cứu. Mặc dù phát triển năng lượng địa nhiệt có ý nghĩa lớn đối với môi trường nhưng để đạt được kết quả tốt cần phải có cơ sở khoa học đầy đủ, đầu tư từng bước để đưa địa nhiệt trở thành một ngành công nghiệp phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội.
Phương Lan