Wednesday, 22/01/2025 | 14:56 GMT+7
Cải thiện hiệu quả năng lượng là phương pháp tiết kiệm chi phí nhất để đạt được các mục tiêu năng lượng và khí hậu. Tuy nhiên, tiềm năng tiết kiệm năng lượng của các ngành hoàn toàn khác nhau, khi cường độ năng lượng của ngành này có thể gấp 4 lần ngành khác (Hình 1). Các ngành có cường độ năng lượng cao (như xi măng, sắt thép, hóa chất, chế biến thực phẩm, giấy và bột giấy) được coi là các ngành khó giảm phát thải.
Hình 1. Cường độ năng lượng sản xuất của Hàn Quốc thay đổi rất nhiều giữa các ngành
Lưu ý: TOE = Tấn dầu tương đương. KRW = Won Hàn Quốc.
Một báo cáo mới đây của Ngân hàng Thế giới - Bài học từ các chính sách tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp của Hàn Quốc – đưa ra một số kinh nghiệm cho các quốc gia khác. Hàn Quốc đã dần tách rời phát thải khỏi tăng trưởng GDP quốc gia từ năm 2009 (Bảng 2). Trong giai đoạn 2000-2020, cường độ năng lượng của ngành sản xuất đã giảm 44%, dù tốc độ cải thiện của quốc gia này đã chững lại từ những năm 2010. Mặc dù đạt được mức cải thiện tốt, lượng khí thải từ các ngành công nghiệp khó giảm phát thải của Hàn Quốc vẫn còn cao, chiếm 75% tổng lượng phát thải và 60% mức năng lượng tiêu thụ quốc gia. Các đặc điểm cấu trúc của nền công nghiệp Hàn Quốc và những hạn chế họ chia sẻ có thể trở thành bài học kinh nghiệm cho các quốc gia công nghiệp hóa hiện nay.
Hình 2. Tăng trưởng GDP tại Hàn Quốc đã vượt xa lượng khí thải nhà kính
Lưu ý: GDP = tổng sản phẩm quốc nội; CO2 = carbon dioxide.
Hàn Quốc có hơn 40 năm kinh nghiệm phát triển các chính sách tiết kiệm năng lượng, được bắt đầu thực hiện từ sau cú sốc dầu mỏ những năm 1970. Vào năm 1979, Hàn Quốc ban hành Đạo Luật Sử dụng năng lượng hợp lý. Trong 30 năm tiếp theo, quốc gia này đã thực hiện 6 kế hoạch 5 năm về Sử dụng năng lượng hợp lý. Từ đó, Hàn Quốc xây dựng tổ hợp chính sách tiết kiệm năng lượng với hai mục tiêu chính: cải thiện luồng dữ liệu và khuyến khích doanh nghiệp triển khai các biện pháp tiết kiệm năng lượng. Hiện nay, tổ hợp chính sách tiết kiệm năng lượng kết hợp các biện pháp tiếp cận bắt buộc, như các tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng, các chương trình dán nhãn và yêu cầu kiểm toán năng lượng cho các doanh nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng; phương pháp tiếp cận dựa trên thị trường, như Chương trình giao dịch khí thải (ETS).
Bản báo cáo đã xem xét 17 công cụ chính sách tiết kiệm năng lượng, đưa ra bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc cho việc thiết kế và triển khai chính sách tiết kiệm năng lượng cho các nền kinh tế mới nổi. Ba bài học kinh nghiệm bao gồm:
Để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0, các nền kinh tế mới nổi cần tích hợp hiệu quả năng lượng vào các mục tiêu chính sách của quốc gia. Các quốc gia có thể học hỏi và tránh những sai lầm của các nền kinh tế đi trước bằng cách lựa chọn con đường xanh thay vì rơi vào những “cái bẫy” mà các nền kinh tế đi trước đã gặp phải.
Cải thiện hiệu quả năng lượng là phương pháp tiết kiệm chi phí nhất để đạt được các mục tiêu năng lượng và khí hậu. Tuy nhiên, tiềm năng tiết kiệm năng lượng của các ngành hoàn toàn khác nhau, khi cường độ năng lượng của ngành này có thể gấp 4 lần ngành khác (Bảng 1). Các ngành có cường độ năng lượng cao (như xi măng, sắt thép, hóa chất, chế biến thực phẩm, giấy và bột giấy) được coi là các ngành khó giảm phát thải.
Một báo cáo mới đây của Ngân hàng Thế giới - Bài học từ các chính sách tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp của Hàn Quốc – đưa ra một số kinh nghiệm cho các quốc gia khác.
Hàn Quốc đã dần tách rời phát thải khỏi tăng trưởng GDP quốc gia từ năm 2009 (Bảng 2). Trong giai đoạn 2000-2020, cường độ năng lượng của ngành sản xuất đã giảm 44%, dù tốc độ cải thiện của quốc gia này đã chững lại từ những năm 2010. Mặc dù đạt được mức cải thiện tốt, lượng khí thải từ các ngành công nghiệp khó giảm phát thải của Hàn Quốc vẫn còn cao, chiếm 75% tổng lượng phát thải và 60% mức năng lượng tiêu thụ quốc gia. Các đặc điểm cấu trúc của nền công nghiệp Hàn Quốc và những hạn chế họ chia sẻ có thể trở thành bài học kinh nghiệm cho các quốc gia công nghiệp hóa hiện nay.
Hàn Quốc có hơn 40 năm kinh nghiệm phát triển các chính sách tiết kiệm năng lượng, được bắt đầu thực hiện từ sau cú sốc dầu mỏ những năm 1970. Vào năm 1979, Hàn Quốc ban hành Đạo Luật Sử dụng năng lượng hợp lý. Trong 30 năm tiếp theo, quốc gia này đã thực hiện 6 kế hoạch 5 năm về Sử dụng năng lượng hợp lý. Từ đó, Hàn Quốc xây dựng tổ hợp chính sách tiết kiệm năng lượng với hai mục tiêu chính: cải thiện luồng dữ liệu và khuyến khích doanh nghiệp triển khai các biện pháp tiết kiệm năng lượng. Hiện nay, tổ hợp chính sách tiết kiệm năng lượng kết hợp các biện pháp tiếp cận bắt buộc, như các tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng, các chương trình dán nhãn và yêu cầu kiểm toán năng lượng cho các doanh nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng; phương pháp tiếp cận dựa trên thị trường, như Chương trình giao dịch khí thải (ETS).
Bản báo cáo đã xem xét 17 công cụ chính sách tiết kiệm năng lượng, đưa ra bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc cho việc thiết kế và triển khai chính sách tiết kiệm năng lượng cho các nền kinh tế mới nổi. Ba bài học kinh nghiệm bao gồm:
Để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0, các nền kinh tế mới nổi cần tích hợp hiệu quả năng lượng vào các mục tiêu chính sách của quốc gia. Các quốc gia có thể học hỏi và tránh những sai lầm của các nền kinh tế đi trước bằng cách lựa chọn con đường xanh thay vì rơi vào những “cái bẫy” mà các nền kinh tế đi trước đã gặp phải.
Hoàng Dương (Theo World Bank Blogs)