Monday, 18/11/2024 | 23:38 GMT+7
Lên kế hoạch trở thành dự án năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới, tuy nhiên dự án đập thủy triều Severn gây tranh cãi đã bị hoãn lại, do nguồn tài chính công chính phủ Anh không thể đáp ứng 34 tỉ Bảng Anh cho dự án này. Các mức giá được ước tính trong một nghiên cứu được thực hiện bởi chính phủ và phát hành đầu tuần này.
Với quy mô thủy triều lớn thứ hai trên thế giới, khoảng 50 feet, cửa sông Severn nhiều năm được xem là như là một nguồn năng lượng tiềm năng, đặc biệt rất giàu các nguồn năng lượng tái tạo. Anh đã cam kết vào năm 2020 40% điện năng sẽ được tạo ra từ các nguồn tái tạo để đáp ứng yêu cầu của Liên minh châu Âu.
Chính phủ Anh đang xem xét các phương án khác nhau để xây dựng con đập dài 10 dặm để sử dụng năng lượng của thuỷ triều tại Severn đủ đáp ứng cung cấp 5% nhu cầu. Dự kiến con đập sẽ bao gồm khoảng 200 tua bin.
Nhưng với chính phủ hiện nay, việc phải giảm 25% chi tiêu công cho công trình dịch vụ công cộng lớn nhất kể từ Thế chiến II này thì đề xuất đắt đỏ này ngay lập tức đã bị từ chối.
Thông báo này rất được hoan nghênh bởi một số nhóm báo thủ - bao gồm cả một liên minh của 10 tổ chức lớn có Hội Bảo tồn di tích Lịch sử, Hội Hoàng gia bảo vệ các loài chim (RSPB,) và Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới - những người từ lâu đã lo ngại về ảnh hưởng lên các loài động vật hoang dã của cửa sông Severn, với một hệ sinh thái mỏng manh duy trì bởi sự lên xuống của thủy triều.
Mike Birkin – người tham gia tổ chức Những người bạn của Trái đất ở cùng Tây Nam cho biết trong một tuyên bố, "Con đập từ Cardiff đến Weston từ lâu đã là một mối quan tâm của chúng tôi bởi các tác động nghiêm trọng của nó đối với môi trường và động vật hoang dã tại cửa sông Severn, nơi mà chính phủ đã cam kết sẽ bảo vệ. "
Martin Harper, người đứng đầu về phát triển bền vững của tổ chức RSPB nói, "Một đập giữa Cardiff và Weston không chỉ hủy hoại cả một khu vực rộng lớn đầm lầy cửa sông và bãi đất lầy – nơi cư trú của 69 nghìn loài chim mỗi mùa đông, chặn đường di cư của vô số loài cá, mà còn làm tăng đáng kể nguy cơ lũ lụt đối với tài sản của dân cư theo như báo cáo đang trình bày."
Dù những tổ chức này kêu gọi chống lại dự án đập Severn, một số nhà môi trường học đã rất bất bình trước một quyết định khác của chính phủ khi cho phép thêm 8 nhà máy điện hạt nhân xây dựng tại địa điểm gần những nhà máy cũ.
Bộ trưởng về Năng lượng và Biến đổi khí hậu, Chris Huhne cho biết: "Nghiên cứu rõ ràng cho thấy rằng ngân sách không có khả năng để tài trợ dự án điện tại cửa sông Severn tại thời điểm này. Các dự án “sạch” khác sẽ mang lại lợi ích tốt hơn cho người nộp thuế và người tiêu dùng. "
Ông cũng đã xác định các vấn đề môi trường hiện nay như là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến các quyết định, nhưng không loại trừ khả năng dự án này có thể được xem xét lại trong tương lai.
Quyết định này không chỉ làm các nhà bảo vệ môi trường thở phào nhẹ nhõm mà còn làm những người thích lướt sóng mỉm cười hạnh phúc. Quy mô thủy triều lớn tại cửa sông Severn thường tạo ra những đợt sóng thủy triều lớn khi nước triều di chuyển nhanh chóng qua một con lạch, thuộc hàng lớn nhất trên thế giới.
Hình dáng phễu tuyệt đẹp của Severrn, thu hẹp dần từ 5 dặm tại cửa sông xuống còn 330 feet, tạo điều kiện hoàn hảo để hình thành những đợt triều lớn.
Những người đam mê lướt sóng thường ngắm nhìn những đợt triều của Severn và lo ngại rằng con đập sẽ tàn phá với những con sóng tuyệt vời của họ.
Phương Anh (theo Epoch Times)