Thursday, 07/11/2024 | 19:58 GMT+7

Để lớp học sáng hơn, tiết kiệm điện hơn

10/09/2014

Ánh sáng là yếu tố quan trọng môi trường học tập. Chiếu sáng đúng cách trong các phòng học, không chỉ giúp bảo vệ thị lực và chất lượng học tập cho học sinh, sinh viên, mà còn nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong nhà trường.

Ánh sáng là yếu tố quan trọng môi trường học tập. Chiếu sáng đúng cách trong các phòng học, không chỉ giúp bảo vệ thị lực và chất lượng học tập cho học sinh, sinh viên, mà còn nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong nhà trường.  

Lắp đặt hệ thống chiếu sáng hợp  lý

Tuy nhiên, hiện nay nhiều phòng học tai một số trường học vẫn chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về chiếu sáng. Những sai lầm phổ biến thường gặp là sử dụng đèn chiếu sáng có độ rọi sáng thấp, không có chao, chụp đèn. Vị trí của bóng đèn chưa được bố trí hợp lý, khiến ánh sáng lan tỏa không đều, chỗ tối, chỗ sáng. Quạt trần thường được lắp thấp hơn bóng đèn, gây hiện tượng chia cắt ánh sáng khi bật quạt.

Phòng học đạt tiêu chuẩn là phòng học có độ rọi từ 300-500 lux (đơn vị đánh giá cường độ ánh sáng cảm nhận được). Mật độ ánh sáng phải đạt mức công suất tiêu thụ 10W/m2.

Để đáp ứng yêu cầu trên, nhà trường nên lựa chọn nguồn sáng và thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao. Những loại đèn cũ, chất lượng chiếu sáng thấp như đèn sợi đốt cần được thay thế bằng bóng đèn có chất lượng ánh sáng tốt, gần giống ánh sáng ban ngày như bóng huỳnh quang T5, T8. Ngoài ra, những đèn này còn có ưu điểm là thời gian sử dụng cao, sử dụng chấn lưu điện tử giúp tiết kiệm điện.

1f2ad2713_hoc_duong_007.jpg

Hệ thống chiếu sáng trước và sau cải tạo

Hệ thống đèn cần được thiết kế và bố trí hợp lý trong lớp học. Cụ thể, lượng đèn cần được tính toán để đảm bảo độ sáng theo yêu cầu đối với lớp học tối thiểu là 300 lux. Đối với kích thước phòng học phổ biến của nước ta hiện nay, mỗi lớp học cần từ 9- 12 bộ đèn. Các đèn nên được bố trí thành 3 dãy song song với cửa sổ và có công tắc riêng cho từng dãy. Máng đèn cần sơn trắng tĩnh điện, có lưới phản quang chống chói.

Ngoài ra, nhà trường có thể  bố trí thêm hai đèn có thiết kế đặc biệt để chiếu sáng bảng, tập trung ánh sáng chủ yếu lên bảng, mà không gây chói cho học sinh nhìn lên. Để tránh bóng quạt quay gây chia cắt ánh sáng, các đèn cần được bố trí thấp hơn quạt nhưng phải bảo đảm độ cao phù hợp cho độ sáng đều và không gây loá.

Khi ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ đủ cung cấp cho các dãy bàn sát cửa sổ, giáo viên chỉ nên bật dãy đèn ở giữa lớp. Sau  3-6 tháng, hệ thống đèn cần được lau chùi để tăng hiệu quả chiếu sáng.

Chi phí đầu tư và hiệu quả năng lượng tiết kiệm được

Tại một phòng học có diện tích 50m2, để đạt được độ sáng 300 lux, nếu lắp bằng bóng đèn điện quang loại thường 52W, sử dụng chấn lưu sắt, sẽ cần đến 26 bộ đèn. Chi phí đầu tư cho hệ thống đèn vào khoảng 1,7 triệu đồng và tiêu tốn hơn 2.100 kWh điện mỗi năm.

3f8e5f862_hoc_duong_2.jpg

Một phòng học 50m2  cần từ 9-12 bộ đèn tiết kiệm điên để chiếu sáng

Trong khi đó, nếu thay thế bằng bóng đèn huỳnh quang loại T8 36W, chỉ cần 12 bộ đèn. Chi phí cho bộ đèn này là 2,9 triệu đồng và tiêu thụ 750 kWh điên mỗi năm. Do đó, 1 phòng học sẽ tiết kiệm được 1.400 kWh mỗi năm. Số tiền điện tiết kiệm được sẽ nhanh chóng bù đắp lại khoản chi phí vượt trội khi đầu tư vào hệ thống đèn tiết kiệm điện.

Như vậy, sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện không chỉ giúp học sinh có môi trường học tập với chất lượng ánh sáng tốt hơn, mà còn giúp nhà trường giảm được đáng kể tiền điện. 

Thanh Xuân (TH)