Friday, 15/11/2024 | 08:45 GMT+7

Ấn Độ đẩy mạnh các dự án năng lượng tái tạo tại sân bay

18/09/2015

Hiện tại, Ấn Độ đang theo đuổi mục tiêu xây dựng các sân bay hoạt động bằng năng lượng tái tạo để mang lại lợi ích kinh tế cũng như chủ động trong việc tiêu thụ điện năng thay vì chỉ dựa vào những công ty cung cấp điện quốc gia.

Hiện tại, Ấn Độ đang theo đuổi mục tiêu xây dựng các sân bay hoạt động bằng năng lượng tái tạo để mang lại lợi ích kinh tế cũng như chủ động trong việc tiêu thụ điện năng thay vì chỉ dựa vào những công ty cung cấp điện quốc gia.

Sau dự án năng lượng tái tạo thành công tại sân bay Kochi, sân bay Netaji Subhash Chandra Bose tại Kolkata, Ấn Độ đã quyết định theo đuổi dự án năng lượng mặt trời với quy mô công suất đạt 15-10MW. 55 héc-ta sẽ được dùng để xây dựng và lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời và sẽ có thê cung cấp 60% nhu cầu năng lượng của sân bay. Ban lãnh đạo của sân bay Netaji Subhash Chandra Bose sẽ gửi đề án mời thầu cho các đơn vị quan tâm và hiện tại 20 triệu USD đã được dành để phục vụ cho dự án mới này.

Với dự án sân bay năng lượng mặt trời, điện năng dùng trong ngày sẽ được lấy từ năng lượng mặt trời; về đêm, hệ thống thiết bị tại đây vẫn cần phải nhận điện cung cấp từ mạng lưới quốc gia.

Lãnh đạo các sân bay tại Ấn Độ (AAI) công bố những sân bay chủ chốt tại miền đông như Rajasthan cũng sẽ công bố các dự án năng lượng mặt trời để đáp ứng như cầu tiêu thụ năng lượng của họ. Hiện nay, sân bay Jaipur đã có hệ thống pin mặt trời công suất 100kW điện và dự kiến sẽ mở rộng thêm nhiều hệ thống năng lượng tái tạo để đạt mục tiêu sản xuất 1,8MW (tương đương 1800kW) trong tương lai. Ngoài ra, rất nhiều sân bay khác tại phía Tây và Đông Ấn khác như Jodhpur, Jaisalmer và Bikaner cũng đã bắt đầu lắp đặt các hệ thống pin mặt trời.

Các công ty sản xuất điện của Ấn hiện tại đang phải chịu những mức thuế năng lượng ngày càng tăng cao khiến họ luôn phải gồng mình lên để sản xuất điện đủ và kịp thời cho nhu cầu điện năng lớn của đất nước. Chính vì thế,  rất nhiều nhà máy công nghiệp và doanh nghiệp kinh doanh hướng tới mục tiêu sử dụng năng lượng tái tạo để đáp ứng như cầu điện năng lớn của mình thay vì chỉ dựa vào các công ty sản xuất điện truyền thống.

Sân bay Kochi lần đầu sử dụng các tấm pin năng lượng mặt trời là vào năm 2013, khi chúng được lắp đặt tại khu vực khối nhà sảnh đón khách đến. Dự án năng lượng tái tạo này sau đó được mở rộng thông qua việc lắp đặt các tấm pin năng lượng trên quy mô rộng lớn hơn. Ngoài lợi thế tự sản xuất điện, những sân bay hoạt đồng bằng pin mặt trời  này còn có thể bán năng lượng sản xuất dư thừa cho các hộ gia đình và doanh nghiệp địa phương. 

Yến Lê (Theo Clean Technica)