-
Tập đoàn năng lượng Chevron hàng đầu của Mỹ vừa thông báo sẽ mua lại công ty khí đốt Atlas Energy với giá 4,3 tỷ USD, nhằm mở rộng hoạt động của hãng trong lĩnh vực khai thác khí từ sét phiến. Chevron sẽ trả 3,2 tỷ USD tiền mặt cho Atlas Energy và sẽ gánh vác khoản nợ trị giá 1,1 tỷ USD của công ty khí đốt này.
-
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa công bố báo cáo "Triển vọng năng lượng thế giới hàng năm," trong đó dự báo Australia sẽ vượt qua Na Uy, trở thành nhà sản xuất khí đốt lớn thứ 3 trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vào năm 2035, sau Mỹ và Canada. Theo IEA, sản lượng khí đốt của Australia sẽ vượt Malaysia vào năm 2020, và vượt Indonesia vào năm 2025.
-
Nhật Bản ưu tiên hỗ trợ Việt Nam phát triển bốn lĩnh vực: kinh tế, xã hội, môi trường và nâng cao năng lực quản trị. Những hỗ trợ này dựa theo kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam với mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020. Đó là khẳng định của ông Kenzo Oshima, Phó Chủ tịch thường trực của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) trong cuộc họp với báo giới chiều ngày 10-11, sau bốn ngày thăm và làm việc tại Việt Nam
-
Tại Hội nghị công bố Báo cáo cuối cùng “Khung phát triển ngành khí Việt Nam” tổ chức ngày 11/11, tại Hà Nội, WB đã cảnh báo Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ thiếu hụt khí đốt. Theo WB, hiện ngành khí Việt Nam đang phải đối mặt với ba thách thức lớn khiến nguy cơ thiếu hụt khí sẽ có thể xảy ra vào năm 2025 - khi mà nhu cầu khí đốt tăng gấp ba lần so với hiện nay. Đó là giá khí không ổn định do phương pháp định giá không rõ ràng, không khuyến khích được nhà đầu tư.
-
Việt Nam sẽ có nhà máy điện quang năng 500 MW vào năm 2012. Đó là thông tin đang sôi động trên các trang web tại Mỹ. Tập đoàn First Solar, Inc vừa thông báo về kế hoạch xây dựng thêm hai nhà máy năng lượng mặt trời, một tại Mỹ và một tại Việt Nam.Hai nhà máy này sẽ ứng dụng những tế bào quang năng thế hệ mới, siêu mỏng gọi là Nanosolar và Miasole. Kế hoạch này dự định sẽ hoàn thành vào năm 2012 để nâng tổng công suất của Tập đoàn First Solar từ 1,4 GW lên 2,7 GW.
-
Theo một báo cáo mới đây, tại Mỹ, công suất điện gió tăng thêm trong năm nay sẽ giảm 39%. Điều này có thể coi như một cú giáng kinh hoàng cho các ngành công nghiệp hiện đang lao đao trong vòng luẩn quẩn của suy thoái. Tuy nhiên, đối với ngành công nghiệp điện gió của Hoa Kỳ, chuyện còn tồi tệ hơn khi mức tăng công suất trong 5 năm qua là 39%.
-
Honeywell - tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực quản lý tự động của Mỹ đã đưa hệ thống quản lý năng lượng gia đình EnergyHub vào danh mục sản phẩm của mình. EnergyHub, một công ty quản lý năng lượng gia đình, gần đây thông báo rằng sẽ cung cấp công nghệ cho tập đoàn Honeywell bao gồm danh mục các giải pháp quản lý năng lượng của công ty.
-
Hệ thống xếp hạng bằng sao cũng tương tự như tiêu chuẩn đánh giá các thiết bị điện. Nó sẽ trở thành một phần bắt buộc trong tất cả các quảng cáo thuê hoặc cho thuê văn phòng. Kế hoạch này được thiết kế với mục đích nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của biến đổi khí hậu, một phần bằng cách nêu tên hoặc phê bình các công ty thuê văn phòng tại các tòa nhà khan hiếm năng lượng.
-
Công ty Toyota Việt Nam vừa trao 300 triệu đồng cho 3 ý tưởng đoạt giải cao nhất cuộc thi “Ý tưởng xanh 2009” để giúp chủ nhân các dự án triển khai thực hiện vào thực tế. Đó là các dự án "toitietkiem.com-giải pháp tiết kiệm điện năng và bảo vệ môi trường” của Phạm Ngọc Thắng; dự án “Bê tông gáo dừa” của Nguyễn Tấn Khoa; dự án “Nâng cao nhận thức về môi trường và biến đổi khí hậu cho cộng đồng ngư dân thông qua sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam” (thí điểm tại Nam Định) của Trần Thị Xuân Thủy. Các thí sinh này chủ yếu là sinh viên.
-
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã thông báo với ông Yvo De Boer và các cộng sự về những bước đi của Việt Nam đối với vấn đề biến đổi khí hậu. Rút kinh nghiệm của nhiều nước, các ngành đã xây dựng chiến lược phát triển dài hạn và được cập nhật theo thời gian. Việt Nam đang từng bước điều chỉnh lại cơ cấu ngành năng lượng từ việc sử dụng các nguồn nguyên liệu truyền thống sang sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, cụ thể là đến năm 2015 sẽ đạt 5%, năm 2020 là 8%.
-
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) dự báo, trong tháng 11, tình hình cung cấp điện vẫn chưa được cải thiện, do hệ thống điện quốc gia tiếp tục không có dự phòng và thiếu công suất đỉnh do các nhà máy nhiệt điện than mới vận hành chưa tin cậy, một số tổ máy nhiệt điện khác phải ngừng sửa chữa theo yêu cầu.
-
Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã ký hai hiệp định, một về hợp tác quốc phòng, một về hợp tác hạt nhân giữa hai nước. Hai văn kiện này, được giới quân sự, các chuyên gia và giới báo chí đánh giá là lịch sử, sẽ giúp hai quốc gia hùng mạnh nhất châu Âu về quân sự tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực từ thử vũ khí hạt nhân đến khả năng điều quân chung.
-
Theo một báo cáo mới đây của báo điện tử Bloomberg, Hoa Kỳ đang trên đà bùng nổ năng lượng mặt trời. Nhờ đó, đến năm 2020, nguồn năng lượng mặt trời sẽ đáp ứng được 4,3 % tổng nhu cầu điện năng toàn quốc gia. Mấu chốt của vấn đề này nằm ở 12 chữ số: Các nhà đầu tư cần bỏ ra 100 tỷ dolla đầu tư vào ngành công nghiệp năng lượng mặt trời để duy trì mức tăng 42% của lượng cung mỗi năm khiến công suất được mở rộng từ con số 1,4 GW hiện nay lên tới 44 GW trong thập kỷ tiếp theo.
-
Báo cáo Năng lượng gió toàn cầu 2010 (GWEO 2010) chỉ ra lượng gió có vai trò then chốt trong việc đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng thế giới ngày một tăng cao và tiến tới mục tiêu giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính. Theo dự tính, tới năm 2010, công suất điện từ năng lượng gió sẽ đạt 1000 GW, giúp giảm 1,5 tỉ tấn CO2 mỗi năm, chiếm 50 – 75% tổng mức độ giảm thiểu phát thải khí mà các nước công nghiệp hóa đã thông qua tại cam kết Copenhagen tới năm 2020. năm 2030, sẽ có khoảng 34 tỉ tấn CO2 được cắt giảm nhờ công suất 2300GW điện từ phong năng.
-
Warren vừa nhận thêm một công việc tay trái: Xác định những trường hợp mà hội đồng trường đã lãng phí năng lượng và ngăn chặn chúng. Warren là chuyên gia đào tạo năng lượng mới tại hội đồng trường phổ thông Lirberty Union của quận Brendwood. Với công việc này, cô sẽ có quyền đi khắp các khu kí túc, tìm ra các cách tiết kiệm Therm và Kilowatt.
-
Theo nhật báo Yomiuri, nghiên cứu này sẽ giúp cắt giảm năng lượng tiêu thụ của Việt Nam thông qua việc thúc đẩy sử dụng các sản phẩm điện gia dụng tiết kiệm điện năng của các doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam, trong đó có điều hòa không khí, tủ lạnh và bóng đèn.
-
Jessica Bane – giáo viên khoa học của trường nói rằng khoa Khoa học môi trường mới mở tại đây là cơ hội cho học sinh tham khảo những lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực môi tài nguyên thiên nhiên và bảo toàn tự nhiên, khoa học, giáo dục, chính trị và luật pháp liên quan tới môi trường.
-
Trong 5 năm qua, các nước trên thế giới, bao gồm Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Ý, Đức, Hà Lan, và Trung Quốc đã đầu tư vào năng lượng sạch và tái tạo nhằm chuyển đổi sang một nguồn năng lượng bền vững hơn . Năng lượng tái tạo là năng lượng đến từ nguồn tài nguyên thiên nhiên như ánh sáng mặt trời, gió, thủy triều, và nhiệt địa nhiệt. Không giống như dầu, các nguồn năng lượng này có nguồn cung bất tận (mặc dù rất khó lường) và trung tính với carbon.
-
Sáng 21/10/2010, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tham dự, có ông Nguyễn Đình Hiệp, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Chánh Văn phòng Tiết kiệm năng lượng - Bộ Công Thương, các thành viên Ban soạn thảo Nghị định, đại diện các Bộ, Sở ngành, Viện nghiên cứu, các Hiệp hội, các Tổng công ty, công ty trong và ngoài nước cùng các cơ quan thông tấn báo chí.
-
Những nguồn năng lượng truyền thống như thủy điện, dầu mỏ, than… đều đang đứng trước những cảnh báo cạn kiệt buộc nhân loại phải vào cuộc tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế. Không chỉ trên thế giới, tại Việt Nam vấn đề này cũng đã được đặt ra từ lâu và một số nguồn năng lượng giải pháp đã được các nhà khoa học nước ta nghiên cứu, thử nghiệm và đưa vào ứng dụng thành công.