-
Người ta tranh luận rất nhiều về mối quan hệ giữa giá dầu thô và cầu đối với sản phẩm công nghệ sạch,. Tuy nhiên nhìn chung giá dầu cao chót vót sẽ góp phần làm tăng cầu đối với những hàng hóa như xe điện, nhiên liệu sinh học cũng như thúc đẩy việc đầu tư vào công nghệ sạch. Ít nhất chúng ta có thể nhận ra mối quan hệ này nếu nhìn lại năm 2008 khi dầu thô từng được giao dịch ở mức 100 USD/ thùng, và có lúc lên tới 145 USD/thùng.
-
UBND TPHCM vừa giao Ban Quản lý các khu chế xuất – khu công nghiệp TPHCM (Hepza) xem xét điều chỉnh quy hoạch cục bộ khu đất 42 héc ta tại Khu công nghiệp Đông Nam, huyện Củ Chi để giao Tập đoàn First Solar (Mỹ) triển khai dự án xây dựng nhà máy sản xuất pin mặt trời. Theo nội dung thông báo của Văn phòng UBND thành phố liên quan đến dự án trên, Phó chủ tịch UBND Nguyễn Trung Tín chỉ đạo Hepza giải quyết các thủ tục liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản để Tập đoàn First Solar có thể triển khai dự án từ đầu năm nay.
-
Tại buổi họp báo tổ chức ngày 10/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Gerhard Schutz cũng cho biết đây là giải pháp cho phép chuyển nhiệt lượng của khí thải thành điện năng sạch, tái sử dụng nhiệt thải làm năng lượng vận hành. Tổng số vốn đầu tư cho dự án là 28 triệu USD, trong đó 10 triệu USD được sử dụng cho giai đoạn bảo trì.
-
Đề án “ Sử dụng năng lượng tiết kiệm và năng lượng tái tạo” giai đoạn 2011-2015 vừa được UBND TP Đà Nẵng thông qua với mục tiêu nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đồng thời phấn đấu tiết kiệm 5% - 8% tổng mức tiêu thụ năng lượng so với dự báo hiện nay về phát triển năng lượng và phát triển kinh tế - xã hội; tiết kiệm từ 11% - 12% sản lượng điện so với dự báo tại các cơ quan, công sở nhà nước, chiếu sáng công cộng trên địa bàn thành phố.
-
Dự báo tình hình cung cấp điện năm 2011 sẽ rất khó khăn, trong đó có nguyên nhân từ thiếu nước, thiếu vốn đầu tư, EVN đã đề nghị Bộ Công Thương sớm trình Chính phủ phê duyệt Cơ chế giá điện theo thị trường và Đề án giá điện năm 2011. Năm 2011, EVN dự báo tốc độ tăng trưởng phụ tải tiếp tục tăng cao, cả năm tăng trưởng hệ thống khoảng 17,63%, đặc biệt là nhu cầu điện trong mùa khô dự kiến tăng 18,3%.
-
Đầu tư mua sắm thiết bị ít hoặc không cần phải sử dụng điện, lắp thêm thiết bị cải thiện chất lượng điện, thay đổi giờ sản xuất; tận dụng ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng… là những cách mà nhiều doanh nghiệp đang thực hiện nhằm tiết kiệm điện.
-
Dự án có tổng mức đầu tư 149,6 triệu USD đã hoàn thành và đưa vào thu gom khí trước kế hoạch gần 6 tháng, thu lợi 34 triệu USD. Lễ khánh thành và mừng công về đích trước kế hoạch dự án “Thu gom khí đồng hành và gaslift mỏ Rồng - Đồi Mồi” đã diễn ra chiều 30/12, tại TP Vũng Tàu.
-
Các nhà giao dịch và đầu tư đánh giá tương đối tích cực các tín hiệu kinh tế Mỹ, đồng thời tin tưởng tăng trưởng sẽ tiếp tục trong năm 2011. Phiên hôm qua, chỉ số Dow Jones mất điểm, chủ yếu do cổ phiếu của American Express sụt mạnh. Tuần trước, cổ phiếu của Visa và MasterCard cũng đi xuống sau khi FED đề xuất giới hạn phí giao dịch thẻ debit. Nhưng phải sang đến đầu tuần này, các nhà đầu tư mới bắt đầu lo ngại về trường hợp của American Express.
-
Việc hòa đồng bộ phát điện tổ máy GT11 sẽ góp phần giải quyết thiếu hụt điện năng trong mùa khô 2011, đảm đảm an ninh năng lượng Quốc gia cho sự phát triển bền vững của đất nước. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam cho biết, ngày 30/12, chủ đầu tư và các nhà thầu đã tiến hành hòa đồng bộ tổ máy Tuabin khí đầu tiên GT11- Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 lên lưới điện Quốc gia và gắn biển công trình chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
-
Nếu căn cứ theo con số thống kê hiện cả nước có tới hơn 1 ngàn công trình xây dựng có mức tiêu thụ từ 1 triệu kwh điện/năm trở lên thì thấy vấn đề cấp bách là phải mở đường cho vật liệu tiết kiệm năng lượng tiên tiến đến được với các công trình. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao kính tiết kiệm năng lượng chưa đến được với các công trình xây dựng? Phóng viên Báo Xây dựng đã đi tìm câu trả lời từ nhiều giác độ: Chủ đầu tư, nhà thầu, nhà thiết kế, nhà sản xuất - và đặc biệt là các DN trong Hiệp hội Kính và Thủy tinh Việt Nam.
-
Sustainable World Capital (SWC) là một Tập đoàn tài chính xuyên quốc gia, với hoạt động chủ yếu là tập trung vào việc gây quỹ đầu tư cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu và phát triển công nghệ sạch (cleantech). Tổ chức này mới đây đã đưa ra đánh giá và liệt kê danh sách “những quốc gia phát triển công nghệ sạch hàng đầu trên thế giới”.
-
Để đảm bảo đủ điện cho mùa khô 2011, Đà Nẵng thường xuyên quan tâm chỉ đạo ngành điện địa phương điều tiết lượng điện cho toàn thành phố giảm phụ tải theo khu vực, thúc đẩy đầu tư vào những sản phẩm có chức năng tiết kiệm điện cao, đảm bảo điện cho sản xuất và tiêu dùng.
-
Ban quản lý Các khu công nghiệp tỉnh Yên Bái đã cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án “Sản xuất viên nén nhiên liệu phục vụ xuất khẩu” cho Công ty CP Nhân lực và Thương mại Vinaconex theo công nghệ sản xuất nhiên liệu từ Biomass.
-
Với khoản vay 60 triệu euro của Ngân hàng tái thiết Đức KfW , Đức sẽ giúp Macedonia phát triển ngành năng lượng. 27,1 tỉ đô la trong khoản hỗ trợ này sẽ được dùng để vực dậy một số nhà máy năng lượng hydro nhỏ tại Globocica, Tikves, Vrutok, Raven, Vrben, Spilje. Số còn lại được dùng để đầu tư xây dựng những nhà máy điện gió gần Bogdanci, phía Nam Macedonia.
-
Tiết kiệm điện năng đòi hỏi một qui trình chặt chẽ từ sản xuất, truyền dẫn đến tiêu thụ. Theo ông Đặng Hoàng An – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến cuối 2008, EVN đã giảm tổn thất điện năng xuống dưới 2 con số (còn 9,24%). Để đạt được lộ trình giảm tổn thất điện năng liên tục nhiều năm cần nhiều biện pháp, trong đó có việc quản lý kỹ thuật, quản lý kinh doanh, cải tạo lưới điện… EVN phấn đấu đến năm 2012 giảm tổn thất điện năng xuống còn 8%. Đây là chương trình rất cam go, đặc biệt trong điều kiện đầu tư, cải tạo mạng lưới, phát triển nguồn, phát triển lưới đồng bộ cùng với tốc độ tăng trưởng phụ tải rất cao.
-
Sản xuất điện là nhóm ngành ưu tiên hàng đầu trong quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Thực tế, Bình Thuận đã, đang và tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện các dự án điện năng nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển...
-
Để phục vụ nhu cầu phát triển, sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, 5 năm tới, Hà Nội sẽ phải đầu tư khoảng 19.500 tỷ đồng để nâng cấp, cải tạo hệ thống lưới điện. Đó là nội dung Đề án “Quy hoạch phát triển điện lực TP Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến năm 2020” vừa được HĐND TP thông qua.
-
Ông Hoàng Hữu Thuận, TT Tư vấn và Phát triển điện, cho rằng do tính phân tán và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, việc ứng dụng năng lượng tái tạo đòi hỏi một sự đầu tư thỏa đáng để lựa chọn công nghệ khả thi, tìm ra phương thức ứng dụng phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam để sau vài chục năm nữa, năng lượng tái tạo (không kể thủy điện) sẽ có một tỷ trọng đáng kể trong cân bằng điện năng quốc gia.
-
Theo số liệu thống kê, VN hiện có 65 dự án sản xuất gang thép có công suất từ 100.000 tấn mỗi năm trở lên. Mặc dù các nhà máy thép mới sử dụng chưa tới 50% công suất thiết kế nhưng hằng năm tiêu thụ khoảng 3,5 tỷ kWh điện. Để đáp ứng nhu cầu đó, ngành điện đã phải đầu tư khoảng 35.500 tỷ đồng cho nguồn, trạm, đường dây dẫn điện.
-
Khi các quốc gia khác như Trung Quốc, Mỹ, Đức chi hàng tỉ đôla tiền thuế vào các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, các doanh nghiệp năng lượng Canada nói rằng chính phủ liên bang cần cấp thiết xây dựng chiến lược quốc gia để thâu tóm một phần thị trường năng lượng sạch toàn cầu, nơi đã thu hút được 162 tỉ đôla từ các nhà đầu tư vào năm ngoái.