-
Tiết kiệm điện năng đòi hỏi một qui trình chặt chẽ từ sản xuất, truyền dẫn đến tiêu thụ. Theo ông Đặng Hoàng An – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến cuối 2008, EVN đã giảm tổn thất điện năng xuống dưới 2 con số (còn 9,24%). Để đạt được lộ trình giảm tổn thất điện năng liên tục nhiều năm cần nhiều biện pháp, trong đó có việc quản lý kỹ thuật, quản lý kinh doanh, cải tạo lưới điện… EVN phấn đấu đến năm 2012 giảm tổn thất điện năng xuống còn 8%. Đây là chương trình rất cam go, đặc biệt trong điều kiện đầu tư, cải tạo mạng lưới, phát triển nguồn, phát triển lưới đồng bộ cùng với tốc độ tăng trưởng phụ tải rất cao.
-
Chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (VNEEP) đặt mục tiêu phấn đấu giai đoạn 2011 – 2015 tiết kiệm 5% - 8% tổng mức năng lượng toàn quốc. Trong lĩnh vực chiếu sáng, theo số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam năm 2008, tỷ lệ sử dụng điện cho chiếu sáng chiếm 25,2% tổng mức tiêu thụ điện quốc gia. Tiết kiệm trong chiếu sáng là giải pháp rất hiệu quả và dễ thực hiện.
-
Để phục vụ nhu cầu phát triển, sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, 5 năm tới, Hà Nội sẽ phải đầu tư khoảng 19.500 tỷ đồng để nâng cấp, cải tạo hệ thống lưới điện. Đó là nội dung Đề án “Quy hoạch phát triển điện lực TP Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến năm 2020” vừa được HĐND TP thông qua.
-
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Thủy điện Lai Châu - công trình thủy điện lớn thứ ba cả nước (sau Thủy điện Sơn La và Hòa Bình) sẽ được khởi công vào ngày 22-12 tới.
-
Theo Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVN HCMC), 5 năm qua, Tổng công ty đã triển khai sâu rộng công tác sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, 100% gia đình công nhân viên chức của EVN HCMC đã cam kết sử dụng điện tiết kiệm 10%. Hội Liên hợp phụ nữ TP. HCM đã vận động được 100.000 hộ gia đình của Thành phố đã cam kết tiết kiệm điện.
-
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa đồng ý cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chính thức khởi công xây dựng công trình thủy điện Lai Châu (vốn đầu tư sơ bộ khoảng 32.000 tỷ đồng) vào cuối tháng 12/2010.
-
Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) đang xây dựng phương án tăng giá điện năm 2011. Sẽ có nhiều kịch bản khác nhau nhưng về cơ bản, căn cứ để Cục đề xuất tăng là giá than tăng cộng với các yếu tố đầu vào khác. EVN khẳng định sẽ cùng Bộ Công Thương và các ban ngành liên quan tính toán cân đối để tránh những cú sốc về giá, nhưng đơn vị này cũng nhấn mạnh rằng đã đến lúc giải quyết việc lùi tăng giá điện nhiều năm qua.
-
Nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đặc biệt quan tâm trong phiên chất vấn Bộ trưởng Công thương là vấn đề thiếu điện và giải pháp. Chiều 22/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải với nhiều năm gắn bó với ngành điện, từ cán bộ kỹ thuật (kỹ sư điện) đến quản lý (TGĐ Tổng Công ty Điện lực VN) đã đăng đàn trả lời chất vấn và làm rõ những điểm yếu của ngành điện cũng như giải pháp của Chính phủ.
-
Tổng sản lượng từ khi phát điện đến nay là 18 tỷ kWh, tổng doanh thu gần 22.000 tỷ đồng. Năm 2010, 2 Nhà máy Điện Cà Mau 1 và Cà Mau 2, Công ty Điện lực Dầu khí Cà Mau có kế hoạch sản xuất 7,6 tỷ kWh, và đến ngày 10/11 đã đạt tổng sản lượng vượt 4% so với kế hoạch, chiếm 13% tổng sản lượng điện toàn quốc, đạt doanh thu 10.512 tỷ đồng.
-
Ngày 9/11, ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Bà Martha Stein-Sochas, Vụ trưởng Vụ châu Á của Cơ quan Phát triển Pháp, đã tiến hành ký kết 1 thỏa ước tài trợ trị giá 100 triệu USD, góp phần tài trợ dự án nhà máy thủy điện Huội Quảng, với sự chứng kiến của Ngài Jean-François Girault, Đại sứ Pháp tại Việt Nam. Dự án này nằm trong khuôn khổ những hoạt động hợp tác giữa Pháp và Việt Na
-
Ngày 7- 11, Tổng giám đốc Tổng Công ty Điện lực Dầu khí, ông Vũ Huy Quang, cho biết, đến ngày 31-10, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí đã sản xuất 10 tỷ 633 triệu kw/giờ điện, bằng 129% chỉ tiêu kế hoạch 10 tháng và bằng 105% kế hoạch sản xuất cả năm 2010. Trong tổng sản lượng trên, Công ty Điện lực Dầu khí Cà Mau sản xuất 7 tỷ 657 triệu kw/ giờ; Công ty Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 1 sản xuất 2 tỷ 976 triệu kw/ giờ.
-
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) dự báo, trong tháng 11, tình hình cung cấp điện vẫn chưa được cải thiện, do hệ thống điện quốc gia tiếp tục không có dự phòng và thiếu công suất đỉnh do các nhà máy nhiệt điện than mới vận hành chưa tin cậy, một số tổ máy nhiệt điện khác phải ngừng sửa chữa theo yêu cầu.
-
Sau một năm rưỡi thi công công trình hạ tầng cơ sở Trung tâm Điện lực Long Phú (giai đoạn 1), đến nay Dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư xây dựng đã cơ bản hoàn thành các hạng mục công trình cơ sở hạ tầng.
-
Chiều 20/10, tại Thành phố Đà Nẵng, Đại điện Tổng Công ty điện lực Miền Trung và Tập đoàn Điện lực Dongfang Trung Quốc (DEC) đã ký Hợp đồng gói thầu “Cung cấp thiết bị thủy lực và điện nhà máy” thuộc Dự án mở rộng nhà máy Thủy điện Định Bình.
-
Sáng nay 29/9, khóa đào tạo về tiết kiệm năng lượng cho các học viên Việt Nam do Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) tài trợ đã chính thức khai mạc tại Trung tâm đào tạo của AOTS (Association for Overseas Technical Scholarship) - Yokohama Kenshu Center. Khóa đào tạo gồm 25 học viên là chuyên gia năng lượng của các trung tâm tiết kiệm năng lượng, các sở Công Thương của thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Phú Yên, Tiền Giang, Hải Phòng… đại diện Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
-
Hội thảo “Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả điện năng” do Hội Điện lực Việt Nam phối hợp cùng Văn phòng Tiết kiệm năng lượng - Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh ngày 23/9/2010 đã tổng kết lại quá trình thực hiện chủ trương tiết kiệm điện, biện pháp đã và đang áp dụng hiệu quả, các bài học rút ra để phổ cập, truyền thông đến cộng đồng, góp phần đưa các giải pháp tiết kiệm điện vào áp dụng rộng rãi nhằm để tiết kiệm điện trở thành thói quen của người dân cũng như trong quá trình lập và thẩm định dự án phát triển kinh tế.
-
Ngày 19/9, tại xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Đông Phương (DEC) của Trung Quốc khởi công xây dựng Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1, có công suất 1.245 MW, với tổng vốn đầu tư trên 29.245 tỷ đồng.
-
Chiều 7/9, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức Lễ ký Hiệp định vay vốn dự án "Nâng cao hiệu quả năng lượng khu vực nông thôn" với Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW).
-
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực VN (EVN) cho biết, hiện nay một số nguồn năng lượng đang đối mặt với sự cạn kiệt như than, dầu khí. Năng lượng gió ở nước ta không ổn định, chỉ tập trung ở các tỉnh ven biển miền Trung. Năng lượng mặt trời chưa thể bán với giá rẻ như giá điện hiện nay. Nhà máy điện nguyên tử đang xây dựng thì phải đến năm 2020 nước ta mới có thể đưa vào sử dụng được. Trong khi đó, nhu cầu về điện của nước ta đang tăng cao đột biến.
-
“Đẩy mạnh công tác kiểm tra việc thực hiện tiết kiệm điện đối với hệ thống chiếu sáng công cộng, chiếu sáng công viên, đèn chiếu sáng quảng cáo và có biện pháp xử lý kịp thời đối với các trường hợp chưa thực hiện tiết kiệm điện...” là một trong những kế hoạch được Tổng Công ty Điện lực TPHCM đề ra để thực hiện tiết kiệm điện trên địa bàn TP từ nay đến cuối năm