-
Các nhà máy điện gió đầu tiên, ở Bình Thuận và ở Bạc Liêu, có thể xem là các điểm đột phá mở đường xây dựng nền công nghiệp phong điện non trẻ, nhưng được kỳ vọng là một nguồn điện trụ cột trong tương lai ở Việt Nam
-
Bình Thuận hiện là tỉnh có các dự án đầu tư điện gió dẫn đầu cả nước, đây cũng là lĩnh vực nhận được sự quan tâm của Chính phủ trong chiến lược phát triển năng lượng sạch.
-
Theo Trung tâm nghiên cứu phát triển cây thanh long - Sở nông nghiệp và PTNT Bình Thuận, sử dụng bóng compact chống ẩm Điện Quang 20W thay thế cho đèn sợi đốt 60W để xử lý thanh long ra hoa trái vụ có thể giúp tiết kiệm 2/3 lượng điện năng tiêu thụ, giảm tỉ lệ bóng hư hỏng khi gặp mưa gió từ 7,8% xuống 0,5%, số lượng ra hoa và tỷ lệ số trái chín/trụ đạt ngưỡng tối đa.
-
Ngày càng nhiều mô hình tiết kiệm điện hiệu quả ra đời tại Bình Thuận, trong đó nổi bật là mô hình tiết kiệm điện tại trường học.
-
Tính đến tháng 2-2011, tại Việt Nam có 21 dự án điện gió được nghiên cứu triển khai. Các dự án này tập trung ở Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Định và Lâm Đồng.
-
Về định hướng trong năm 2012, đại diện Trung tâm Khuyến công tỉnh cho biết, sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân, doanh nghiệp...
-
Cuối quí I/2011, chúng tôi có dịp đến làm việc tại Trạm Tuy Phong thuộc Nhà máy Phong điện 1 (Bình Thuận). Từ xa, nhìn những trụ điện gió đang quay chẳng khác gì ảnh chụp ở những cánh đồng điện gió lớn trên thế giới. Từ những trụ điện chạy bằng sức gió ấy, bước đầu hàng triệu kWh điện đã hòa vào điện lưới quốc gia, góp phần tăng nguồn cung vốn đang khó khăn của ngành Điện.
-
Bình Thuận đang dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực thu hút phát triển các dự án phong điện. Hiện có 10 nhà đầu tư trong và ngoài nước đăng ký 12 dự án trong lĩnh vực phong điện với tổng công suất hơn 2.000 MW. Gió ở Bình Thuận có quanh năm, với tốc độ trung bình khoảng 6 m/giây, hơn nữa tần suất bão lại thấp. Phía đông nam tỉnh Bình Thuận còn vùng đồi cát ven biển rộng hơn 50 nghìn ha chưa sử dụng. Công suất tiềm năng điện gió của toàn tỉnh có thể lên đến 5.000 MW và khả năng khai thác có hiệu quả ngay trong điều kiện hiện nay khoảng 1.500 MW.
-
Giai đoạn 2006-2010 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Công ty cổ phần Muối Vĩnh Hảo (Bình Thuận) đã tiết kiệm được gần 20 nghìn Kwh điện. Không chỉ thành công với các giải pháp quản lý năng lượng doanh nghiệp này còn thường xuyên thực hiện nâng cấp, cải tiến hợp lý hóa dây chuyền công nghệ nhằm mục tiêu giảm chi phí năng lượng, đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.
-
Hiện cả nước có 21 dự án điện gió quy mô nối lưới phổ biến công suất 30 MW đang được nghiên cứu triển khai tập trung ở Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Định và Lâm Đồng.Dự thảo cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió tại Việt Nam (lần thứ tư) đã làm rõ hơn những cơ chế ưu đãi tạo điều kiện cho nhà đầu tư để triển khai các dự án điện gió tại Việt Nam, như quy định về trách nhiệm mua điện đối với các dự án điện gió, ưu đãi về vốn đầu tư, thuế, phí, ưu đãi về hạ tầng đất đai, hỗ trợ giá điện đối với dự án điện gió.
-
Lễ tôn vinh các phóng viên, nhà báo hoạt động trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng TKNL năm 2010 đã diễn ra tại TP Phan Thiết, Bình Thuận. Qua 4 năm tổ chức, cuộc thi đã nhận được sự quan tâm của trên 250 phóng viên, nhà báo đến từ 60 cơ quan thông tấn báo chí trên cả nước. Năm 2010, giải thưởng thu hút gần 100 phóng viên trên cả nước tham gia với hơn 300 tác phẩm dự thi. Hội đồng giám khảo đã chọn ra 23 tác phẩm để trao giải với 02 giải nhất, 05 giải nhì, 05 giải ba và 11 giải khuyến khích được trao.
-
Sản xuất điện là nhóm ngành ưu tiên hàng đầu trong quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Thực tế, Bình Thuận đã, đang và tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện các dự án điện năng nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển...
-
Được triển khai tại nhiều địa phương như Tiền Giang, Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên…, dự án sử dụng bóng đèn huỳnh quang trong chiếu sáng nông nghiệp thay thế cho đèn sợi đốt đã và đang mang lại những hiệu quả rõ nét.
-
UBND tỉnh Bình Thuận vừa cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện gió đảo Phú Quý tại xã Long Hải và xã Ngũ Phụng, huyện đảo Phú Quý.
-
Khu du lịch Tiến Đạt Múi Né (Bình Thuận) các vật liệu như mái lá, gỗ, mành tre, mái ngói được tận dụng rất triệt để nhằm tận dụng ánh sáng, gió biển tự nhiên, cách nhiệt với cái nóng chói chang của mùa hè...
Bộ Xây dựng cũng nhận định, nếu quản lý tốt khâu thiết kế xây dựng công trình theo hướng sử dụng hiệu quả năng lượng sẽ tiết kiệm được từ 20 đến 30% năng lượng tiêu thụ cho khu vực này.
-
Sáng 8/8/2010, tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy phong -Bình Thuận, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam đã làm lễ khởi công xây dựng nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1, nhà máy đầu tiên trong chuỗi 3 nhà máy nhiệt điện theo quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia giai đoạn 2006-2015.
-
Điện gió hiện nay được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Cho đến thời điểm này, tỉnh Bình Thuận là địa phương có dự án (DA) điện gió nhiều nhất cả nước với 12 DA. Trong đó, 4 DA đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư; 5 DA đã hoàn thành báo cáo đầu tư; số còn lại đang được khảo sát và lập báo cáo đầu tư. Tại đảo Phú Quý, nơi cách bờ biển Phan Thiết 58 hải lý cũng có một DA điện gió. Theo Sở Công thương tỉnh Bình Thuận, Công ty điện lực dầu khí VN hiện đang khảo sát địa điểm tại hai xã Ngũ Phụng và Long Hải để đặt 3 trụ tua-bin. Toàn bộ DA có tổng vốn đầu tư 352,48 tỉ đồng. Nếu DA hoàn thành sẽ cung cấp sản lượng điện hơn 25 triệu kWh/năm, đáp ứng cơ bản nguồn năng lượng cho đảo Phú Quý.
-
Cách TP Hồ Chí Minh 200 km về hướng Bắc, Tiến Đạt Mũi Né Resort (Bình Thuận) được biết đến như một khu nghỉ dưỡng cao cấp, không gian yên tĩnh thanh lịch với sự kết hợp hài hòa giữa biển xanh, bãi cát và những rặng dừa xanh mát. Mới đây khu nghỉ dưỡng này còn đạt giải nhì tòa nhà nhiệt đới cuộc thi “Tòa nhà hiệu quả năng lượng 2010” do Trung tâm Năng lượng ASEAN (ACE) tổ chức thường niên.
-
Vượt qua 18 hồ sơ của 6 nước trong khu vực gồm Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Myanmar và Singapore, khu nghỉ dưỡng Ana Mandara (Đà Lạt) đã đoạt giải nhất "Tòa nhà nhiệt đới" trong cuộc thi “Tòa nhà hiệu quả năng lượng và hệ thống quản lý năng lượng ASEAN 2010” do Trung tâm năng lượng Đông Nam Á (ACE) tổ chức. Cùng với Ana Mandara Đà Lạt, năm nay Việt Nam còn giành được nhiều giải cao thuộc về Công ty du lịch Tiến Đạt (Bình Thuận) và tòa nhà Landmark (TP.HCM). Lễ trao giải sẽ diễn ra tại Đà Lạt trong khuôn khổ chương trình Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 28 (từ 19-23/7/2010).
-
Tại TP Phan Thiết (Bình Thuận), đã diễn ra Hội thảo "Ứng dụng và Giới thiệu công nghệ mới tiết kiệm năng lượng (TKNL) của sản phẩm làm lạnh" của Tập đoàn FUJITSU, với sự tham gia của các chuyên gia đến từ Nhật Bản, cùng đại diện các sở, ban, ngành trong tỉnh và các tập đoàn, các công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng sản phẩm TKNL.