-
Bên cạnh việc chuẩn bị tốt các văn bản pháp lý về điện hạt nhân, Việt Nam đang rất tích cực đào tạo đội ngũ chuyên gia lĩnh vực này… Đó là nhận xét của nhiều chuyên gia nước ngoài tại hội thảo quốc tế “Công nghệ và an toàn nhà máy điện hạt nhân” do Bộ KH-CN vừa tổ chức.
-
Nhóm nghiên cứu Viện Công nghệ Đức Karlsruhe đã lợi dụng chính vận tốc dòng nước chảy trong đường ống để kích hoạt một máy phát điện cỡ nhỏ, từ đó chiếc vòi cảm ứng có thể “tự cung tự cấp”, hoạt động mà không cần đến nguồn điện nào khác.
-
Quân đội Mỹ đang hiện thực hóa những cam kết về sử dụng năng lượng mặt trời và các loại nhiên liệu thay thế với 2 dự án thí điểm công nghệ mạng lưới điện thông minh siêu nhỏ. Những đường dây điện này có thể hoán đổi năng lượng với các mạng lưới điện mặt trời và các nguồn năng lượng khác để giảm chi phí, tăng cường công tác hậu cần và giảm thiểu các nguy hiểm cho binh lính có thể phát sinh từ việc vận chuyển nhiên liệu hóa thạch.
-
Theo dự báo, với tác động của dự án chiếu sáng công cộng hiệu suất cao tại Việt Nam (VEEPL) do GEF/UNDP tài trợ, đến 2014, 100% các đèn chiếu sáng hè phố sẽ sử dụng đèn HPS, CFL; 100% đèn chiếu sáng nội thất sẽ sử dụng đèn huỳnh quang T8, T5 và CFL. Sau khi thay thế các loại đèn trên bằng các sản phẩm tiết kiệm điện năng Việt Nam có thể tiết kiệm hàng triệu Kwh/năm.
-
Công ty Huyndai, Hàn Quốc vừa tuyên bố sản xuất thành công những chiếc xe khách chạy điện bằng chính công nghệ nội địa với tốc độ tối đa 100km/h và sức chứa 51 người bao gồm cả lái xe.
-
Công nghệ của các nhà khoa học Mỹ cho phép khai thác điện năng từ hoạt động thở và nhịp tim. Theo một nhóm chuyên gia thuộc Viện Công nghệ Georgia (GIT), sợi nano bên trong cơ thể chuột có thể chuyển đổi sức mạnh của hoạt động thở và nhịp tim thành điện. Trong tương lai, chiếc “máy phát điện nano” này có thể cung cấp năng lượng cho những bộ phận cấy ghép và thiết bị cảm biến y khoa trong cơ thể người.
-
Các tấm pin mặt trời là một giải pháp năng lượng rất hiệu quả đối với các hộ gia đình. Tuy nhiên, trong một số cộng đồng dân cư thì pin mặt trời vẫn không được phép sử dụng hoặc bị giới hạn lắp đặt trên mái nhà. Vì vậy, công ty công nghệ Tegolasolare của Ý đã kết hợp giữa cổ điển và hiện đại bằng cách tích hợp những tấm pin mặt trời lên những viên ngói đỏ. Với giải pháp này, các hộ gia đình có thể giảm bớt chi phí năng lượng trong khi vẫn giữ được kiến trúc của ngôi nhà.
-
Các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đã nhất trí triển khai dự án chung nhằm xây dựng các thành phố kiểu mẫu có lượng khí thải cácbon thấp thông qua việc sử dụng một cách có điều phối các công nghệ tiết kiệm năng lượng và tăng cường sử dụng năng lượng hạt nhân.
-
Công ty Công nghệ Môi trường Sạch của Australia (ECT) và Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Thăng Long (TinCom) của Việt Nam đã ký kết hợp đồng thương mại và đầu tư trị giá hàng trăm triệu USD, theo đó xuất khẩu than nâu đã qua xử lý sang Việt Nam
-
Mùa hè năm nay, điều hòa tiết kiệm điện sử dụng công nghệ biến tần siêu cấp Inverter được rất nhiều người quan tâm. Việc sử dụng điều hòa công nghệ Inverter có khả năng tiết kiệm tối đa 50% điện năng tiêu thụ, tuổi thọ của máy cũng bền gấp 2 lần so với hệ điều hoà thông thường vì tốc độ của Block chạy ở rất nhiều chế độ khác nhau, thời gian làm việc hết công xuất không nhiều.
-
Văn phòng Tiết kiệm năng lượng - Bộ Công Thương vừa có buổi làm việc với Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) về dự án “Hỗ trợ sản xuất thử nghiệm các sản phẩm chiếu sáng thương mại bằng Led hiệu quả cao”.
-
Những thay đổi nhanh chóng trong lĩnh vực quang điện đang thúc đẩy một cuộc cách mạng năng lượng xanh. Nhằm giải quyết vấn đề trọng tâm là sự nóng lên toàn cầu, công nghệ quang điện đang tiến rất nhanh và có thể là câu trả lời mà chúng ta đang tìm kiếm.
-
Chiếc thuyền buồm sử dụng nhiên liệu mặt trời-diesel đã được thiết kế bởi công ty công nghệ Úc Solar Sailor sẽ được trang bị một cánh buồm lớn với các tấm pin quang điện. Chiếc phà Suntech-Guosheng đảm nhận công việc vận chuyển hành khác sang sông Hoàng Phố bên cạnh triển lãm quốc tế Thượng Hải.
-
Từ ngày 13 đến 20/6, đoàn công tác của Tập đoàn tài chính SVA do ông Nguyễn Minh Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc, dẫn đầu đã có các buổi làm việc với các đối tác Đức và châu Âu nhằm tiếp cận những công nghệ sản xuất năng lượng tái tạo tiên tiến.
-
Cacbon dioxit (CO2), thành phần chính của khí thải từ những hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, là một trong những chất khí gây ra hiệu ứng nhà kính. Tuy vậy, cacbon dioxit cũng có rất nhiều ứng dụng trong công nghệ thực phẩm, giải khát, tách chiết các hợp chất hữu cơ.
-
Ngày 21/6, hàng trăm quan chức lãnh đạo, các chuyên gia về năng lượng, phát triển dự án và các nhà đầu tư đến từ bốn châu lục trên thế giới đã nhóm họp tại Philippines, tham dự diễn đàn kéo dài trong 5 ngày về tăng cường đầu tư và phát triển công nghệ nhằm thúc đẩy quá trình sử dụng năng lượng sạch tại châu Á và khu vực Thái Bình
-
Một nhóm các nhà khoa học Hàn Quốc đã chế tạo thành công một loại polime được sử dụng để sản xuất các loại chất dẻo dùng trong đời sống hàng ngày dựa trên công nghệ sinh học, không sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
-
Nhu cầu năng lượng hạt nhân chắc chắn sẽ tăng để ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), GS Jor – Shan Choi, Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân Khoa học Kỹ thuật&Quản lý Hạt nhân, ĐH Tokyo, Nhật Bản, phát biểu trong Hội nghị Quốc tế Công nghệ và An toàn Nhà máy điện Hạt nhân ngày 17-6 tại Hà Nội.
-
Sử dụng năng lượng sạch là “vũ khí” làm chậm quá trình biến đổi khí hậu. TPHCM được đánh giá là nơi giàu nguồn tài nguyên nắng nhưng đến nay vẫn chưa được khai thác và sử dụng hợp lý. Gần đây, dù Khu Công nghệ cao TPHCM và Công viên 23-9 đã đưa vào sử dụng 32 trụ đèn dùng năng lượng mặt trời nhưng vẫn quá ít so với nhu cầu thực tế. Nguyên do là thành phố thiếu kinh phí hay chưa mạnh dạn đầu tư? PV Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Đào Anh Kiệt (ảnh), Giám đốc Sở TN- MT TPHCM, về vấn đề này
-
Olympic bên cạnh các bộ môn thi đấu còn thu hút người hâm mộ bởi các công nghệ xanh do nước đăng cai xây dựng. Với Olympic 2016, Brazil cũng đã lên kế hoạch mang lại một Olympic không CO2 đầu tiên. Công nghệ được Rio giới thiệu là một tòa tháp mặt trời với khả năng vừa tạo ra năng lượng, vừa làm thác nước.