Friday, 22/11/2024 | 05:51 GMT+7

Vi khuẩn giúp quần áo sinh điện

20/09/2010

Một nghiên cứu phối hợp giữa các nhà khoa học của Viện Công nghệ Massachusetts và ĐH Maryland, Mỹ đã tạo ra một loại pin từ virus có thể dệt vào quần áo để cung cấp năng lượng cho các thiết bị cầm tay một cách tiện lợi.

Một nghiên cứu phối hợp giữa các nhà khoa học của Viện Công nghệ Massachusetts và ĐH Maryland, Mỹ đã tạo ra một loại pin từ virus có thể dệt vào quần áo để cung cấp năng lượng cho các thiết bị cầm tay một cách tiện lợi.


news.icon.php.jpg

Các nhà khoa học đã tận dụng hai loại virus hoàn toàn vô hại với con người, có tên là M13 và virus khảm thuốc lá TMV. Họ biến đổi gien của hai loại virus này để tạo ra hai cực của một loại pin lithium-ion, với virus M13 làm cực âm và virus TMV làm cực dương. Sử dụng hai loại virus này để tạo các phần của pin vì chúng có hình dạng dài, mỏng và có hình trụ tương tự nhau, đồng thời có thể tự sinh sản cực nhanh trên các cánh đồng thuốc lá và trong phòng thí nghiệm.


 
Đặc biệt hơn, loại pin này có thể được dệt vào vải để may quần áo hay đổ, phun vào các vật chứa có bất kỳ kích thước và hình dạng nào. Chúng cũng hoạt động tốt ở nhiệt độ bình thường, thậm chí trong nước, đồng thời ít sinh nhiệt nên giảm rủi ro bị bắt cháy. Do loại pin này nhẹ, có hiệu suất cao, có thể sạc điện lại nên một khi được dệt thành quần áo có thể cung cấp năng lượng cho nhiều loại thiết bị điện tử cầm tay như điện thoại di động, radio, máy tính xách tay, hệ thống định vị GPS, thậm chí các thiết bị công nghệ cao như máy bay không người lái...

 
Đây là phương pháp sản xuất pin thân thiện với môi trường, giá rẻ lại tiện lợi, đồng thời giảm tải trọng cho quân nhân, người thường xuyên di chuyển.


Tiến Đạt
(Theo DailyMail, Discovery)