-
Anh là nước duy nhất ở Châu Âu đã giảm mức tiêu thụ năng lượng, giảm hơn 5% từ năm 2000 tới năm 2008. Mức tiêu thụ năng lượng của Đức không đổi, trong khi mức tiêu thụ của Pháp tăng 7%. Nhìn chung, mức tiêu thụ năng lượng ở 27 nước thuộc EU đã tăng hơn 4%.
-
Cho tới năm ngoái, ngành năng lượng gió dường như đã tránh khỏi sự tàn phá nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế lan rộng trên quy mô toàn cầu. Tuy nhiên, sau đó, nhà sản xuất tuabin gió lớn nhất thế giới Vestas, buộc phải cắt giảm 3000 nhân công trong các nhà máy ở châu Âu. Đó phải chăng chỉ là sự điều chỉnh cơ cấu theo mô hình kinh doanh của một nhà sản xuất hay báo hiệu cho mối đe dọa tiềm tàng đối với sự phát triển toàn cầu của ngành này?
-
Đó là một trong những kết luận của bản báo cáo Solar Generation 6 trong cuộc nghiên cứu do Hiệp hội Công nghiệp Quang điện Châu Âu (EPIA) và Greenpeace International thực hiện. Theo ước tính của nghiên cứu này, quang đện có thể đáp ứng 12% nhu cầu của châu Âu tới năm 2020 và 9% nhu cầu toàn thế giới tới năm 2030.
-
Hiện Brazil là nước sản xuất ethanol lớn thứ 2 trên thế giới (sau Mỹ), đồng thời là nhà xuất khẩu nhiên liệu sinh học lớn nhất thế giới. Tháng trước, Ủy ban châu Âu (EC) đã "bật đèn xanh" cho việc thành lập liên doanh có trụ sở đặt tại Brazil này./.
-
Trong năm 2010, mặc dù các khoản đầu tư để xây dựng và lắp đặt thiết bị năng lượng gió lên tới 47,3 tỷ euro, thị trường năng lượng gió toàn cầu lại lần đầu tiên suy giảm trong 20 năm. Lắp đặt mới giảm 7% so với năm 2009, chủ yếu là do tình hình kém khả quan ở thị trường Mỹ và sự chững lại ở Châu Âu.
-
Ông Jose Socrates đã trở thành Thủ tướng đầu tiên trên thế giới sử dụng xe điện để phục vụ công tác khi sắm một chiếc Nissan Leaf "đập hộp". Hôm thứ Tư vừa qua, Thủ tướng Bồ Đào Nha đã chính thức nhận 10 chiếc Nissan Leaf bản Châu Âu với mục đích dùng trong những chuyến đi công cán. Theo kế hoạch, Thủ tướng Jose Socrates sẽ dùng xe điện (trong đó có Nissan Leaf) để đi lại xung quanh khu vực thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha.
-
Emily Cummins, một cô gái người Anh 23 tuổi đã trở thành người phụ nữ duy nhất và cũng là người châu Âu duy nhất được vinh danh bởi những người từng đoạt giải thưởng Nobel và nhận giải thưởng Oslo Business vì Hòa bình trong một buổi lễ tầm cỡ quốc tế tại Na Uy cho công trình nghiên cứu vì cộng đồng của cô, với phát minh tủ lạnh hoạt động bằng năng lượng Mặt Trời mà không cần nguồn điện. Cô cũng vinh dự nhận được danh hiệu là 1 trong 10 người xuất sắc nhất hành tinh.
-
Đến năm 2020, phong năng sẽ đóng góp 265 GW vào mạng lưới điện Châu Âu, ước tính tiết kiệm 41,7 tỉ Euro tiền điện mỗi năm. Châu Âu cần lắp đặt thêm một mạng lưới điện ngoài khơi ở vùng biển phía Bắc bao gồm biển Bắc, biển Ai-len và biển Baltic để truyền dẫn lượng điện gia tăng, thực hiện mục tiêu 34% điện lượng tái tạo vào năm 2020. Những trạm chuyển tiếp điện giữa các quốc gia láng giềng như Tây Ban Nha và Pháp phải được nâng cấp để truyền tải lượng điện cần thiết tới nơi tiêu thụ.
-
Năng lượng gió không phải là mối nguy hại với thiên nhiên hoang dã, song những cánh đồng gió đặt sai vị trí hoặc được thiết kế không tốt có thể gây ra những ảnh hướng tiêu cực đến môi trường sống và các loại sinh vật dễ bị xâm hại. Điều đó giải thích vì sao Hội đồng châu Âu đã cho xuất bản văn bản hướng dẫn phát triển năng lượng gió tại những vùng tự nhiên cần được bảo vệ vào ngày 1 tháng 11 vừa qua.
-
Bên cạnh nhà máy này, hội nghị Cơ sở vật chất Nghiên cứu năng lượng tại Brussels (Bỉ) cũng thông qua lò nghiên cứu phản ứng hạt nhân tại Bỉ và khu vực nghiên cứu năng lượng gió tại Đan Mạch. Tất cả đều là một phần của bản quy hoạch mới nhất của Hội nghị Chiến lược Châu Âu về Cơ sở hạ tầng nghiên cứu (ESFRI) được dự kiến sẽ xuất bản trước cuối năm nay.
-
Ngày 9/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố chiến lược của Liên minh châu Âu (EU) đối với khu vực sông Danube với mục tiêu khai thác tiềm năng kinh tế to lớn và cải thiện điều kiện môi trường của khu vực có 115 triệu dân sinh sống này.
-
Ireland- đất nước từng được mệnh danh là con hổ vùng Celtic với tốc độ phát triển kinh tế ngoạn mục giờ đây đang trải qua một giai đoạn khó khăn do khủng hoảng nợ công trầm trọng và buộc phải trông chờ các khoản cứu trợ tài chính của liên minh Châu Âu. Tuy nhiên, giữa cảnh ảm đạm này, lần đầu tiên một vài thông tin khả quan đã được đưa ra ở thủ đô Dublin: Ireland đang bước đầu thành công trong việc sử dụng năng lượng tái tạo.
-
Giải pháp dùng đồng hồ công tơ thông minh sẽ cho phép áp dụng việc tính thuế theo thời gian sử dụng và mang tới cho người sử dụng những thông tin về mức tiêu thụ điện năng trong thời gian thực tế. Nhưng việc lắp đặt thiết bị này trong các gia đình sẽ không có lợi ích gì nếu người sử dụng không có được những thông tin đầy đủ về cách sử dụng chúng.
-
Theo báo New York Times, tại châu Âu và Mỹ, than dường như đã qua thời hoàng kim khi sản lượng tiêu thụ giảm mạnh từ 5 năm trước, một phần do suy thoái kinh tế, một phần do những quy định khắc khe của luật môi trường, cũng như phụ thuộc vào khí tự nhiên và năng lượng tái tạo. Trong khi đó, tại các cảng biển ở Mỹ, Canada, Australia, Indonesia, Colombia và Nam Phi, tàu xếp hàng “ăn” than để đưa sang châu Á gần như làm việc liên tục.
-
Phần đông Nghị viện Châu Âu đã bỏ phiếu tán thành kế hoạch đầu tư 146 triệu Euro (tương đương 200 triệu dolla) thuộc nguồn quỹ chưa phân bổ của Liên minh Châu Âu EU vào các dự án tiết kiệm năng lượng, hiệu quả năng lượng và tìm kiếm năng lượng tái tạo.
-
Hãng Nissan đã trưng bày một chiếc xe điện loại 2 chỗ trông giống như một chiếc xe kéo nhỏ. Chiếc xe này không bán mà để trưng bày, thể hiện tham vọng của Nissan trở thành người đi đầu trong ngành sản xuất ô tô không có khí thải. Nissan đang dự định sẽ sản xuất 250.000 xe điện mỗi năm, bắt đầu tới chiếc ô tô điện Leaf cho thị trường Nhật và Mỹ vào tháng 12 và cho thị trường châu Âu trong năm tới.
-
Năm nay, thủ đô Thụy Điển vừa giành được danh hiệu “Thủ đô xanh của châu Âu” do Ủy ban châu Âu phong tặng, xét trên chiến lược chống ô nhiễm môi trường mà chính quyền thành phố này đã triển khai từ năm 1990. Chiến lược này đã giúp Stockholm giảm được 25% lượng khí thải CO2 tính trên đầu người.
-
Ngày 10/11, Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU), công bố chiến lược an ninh năng lượng mới cho thập kỷ tới theo hướng cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm sự ô nhiễm phát sinh từ hoạt động này. Chiến lược năng lượng 2020 của EU kêu gọi áp dụng các biện pháp nhằm tiết kiệm năng lượng, hạn chế sử dụng những thiết bị tiêu tốn năng lượng tại các hộ gia đình và đảm bảo những nguồn cung cấp năng lượng ổn định cho toàn bộ 27 nước thành viên.
-
Khi lượng điện cung cấp nhờ sức gió trở nên hạn chế, Châu Âu có thể sẽ phải dựa vào các hồ thủy điện của Na Uy để vận hành trong tương lai. Ở lục địa này, từ lâu mọi người đã coi Na Uy như nguồn cung cấp năng lượng xanh – tuy nhiên, trên thực tế, liệu quan điểm này là phù hợp?
-
Hiệp hội Hydro Châu Âu (EHA) và Hội liên hiệp các vùng lãnh thổ Châu Âu và các khu vực tự trị về hydro và fuel cell (HyRaMP) đã kêu gọi thúc đẩy sự hợp tác từ chính quyền các quốc gia và địa phương Châu Âu trong việc xây dựng một cơ sở hạ tầng bền vững cho nguồn nhiên liệu Hydro ở Châu Âu.