Thursday, 14/11/2024 | 03:51 GMT+7

Dấu hiệu khủng hoảng trong ngành năng lượng gió

07/03/2011

Cho tới năm ngoái, ngành năng lượng gió dường như đã tránh khỏi sự tàn phá nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế lan rộng trên quy mô toàn cầu. Tuy nhiên, sau đó, nhà sản xuất tuabin gió lớn nhất thế giới Vestas, buộc phải cắt giảm 3000 nhân công trong các nhà máy ở châu Âu. Đó phải chăng chỉ là sự điều chỉnh cơ cấu theo mô hình kinh doanh của một nhà sản xuất hay báo hiệu cho mối đe dọa tiềm tàng đối với sự phát triển toàn cầu của ngành này?

Cho tới năm ngoái, ngành năng lượng gió dường như đã tránh khỏi sự tàn phá nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế lan rộng trên quy mô toàn cầu. Tuy nhiên, sau đó, nhà sản xuất tuabin gió lớn nhất thế giới Vestas, buộc phải cắt giảm 3000 nhân công trong các nhà máy ở châu Âu. Đó phải chăng chỉ là sự điều chỉnh cơ cấu theo mô hình kinh doanh  của một nhà sản xuất hay báo hiệu cho mối đe dọa tiềm tàng đối với sự phát triển toàn cầu của ngành này?


Hồi tháng mười năm ngoái, khi Vestas cắt giảm 15% lực lượng lao động, tổng giám đốc Ditlev Engel phát biểu: “Bạn có thể nói rằng chúng ta đã lạc quan quá lâu.” Ông nói rõ hơn rằng công ty ông đã nghiên cứu rất kỹ trước khi đưa ra quyết định khó khăn là đóng cửa bốn nhà máy sản xuất ở Đan Mạch, và một nhà máy ở Thụy Điển. Tuy nhiên hành động này không thể tránh khỏi  gây xôn xao dư luận và tạo ra một cú sốc trong toàn ngành.


large-wind-turbine.jpg


Động thái của Vestas là nhằm đối phó với sự thay đổi của thị trường toàn cầu. Ông Engel nói: “Nếu bạn có thể làm ra một chiếc tubin ở châu Á và chuyển nó tới châu Âu với mức giá tương đương với giá sản xuất tuabin ở châu Âu, chúng tôi sẽ gặp khó khăn. Vì vậy chúng tôi phải chắc chắn rằng chúng tôi luôn luôn có thể cạnh tranh với các sản phẩm từ châu Á”.


Logistic đã không còn là vấn đề duy nhất mà các nhà sản xuất tuabin gió phải đối mặt trong bối cảnh ngày càng tồi tệ khi mà khủng hoàng kinh tế toàn cầu đang lan rộng. Cùng với chính sách thắt chặt tài khóa ở châu Âu, cầu đối với tuabin gió cũng bị ảnh hưởng mạnh bởi mức giá cạnh tranh của nhiên liệu hóa thạch và sự thiếu niềm tin của khách hàng từ khi xảy ra khủng hoàng tài chính.  Chính sách  hỗ trợ của nhà nước bị cắt giảm cũng trở thành một nhân tố ảnh hưởng tiêu cực.


Những chuyên gia trong ngành đã vài lần cảnh báo về vấn đề công suất thừa ở châu Âu. Ông Engle cho biết công ty của ông đã buôc phải cắt giảm tài chính,chỉ  tập trung sản xuất những ở một số nơi chi phí thấp hơn trong khi vẫn duy trì hoạt động nghiên cứu và phát triển ở Đan Mạch. Ông cho rằng đó là một chiến lược cần thiết để duy trì khả năng sinh lời của Vestas trong những năm sắp tới.


Tuy nhiên, “quá trình hợp lý hóa” đã được nhìn thấy trước này buộc các nhà dự đoán phải đánh giá lại tình hình trong ngành. Quá trình phát triển ngành năng lượng gió không thể không bị ảnh hưởng khi mà tập đoàn đa quốc gia lớn nhất đã tỏ vẻ lo lắng về cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay.


Kim Anh (theo renewableenergyworld.com)