-
Các chuyên gia công nghiệp cảnh báo rằng xu hướng giá năng lượng dài hạn sẽ còn tiếp tục tăng lên mức 10% nữa trong vòng những năm tới. Với sự gia tăng giá năng lượng, tất cả các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp cần liên tục kiểm soát tiêu thụ năng lượng và nắm bắt cơ hội tiết kiệm năng lượng, phần nhiều trong số này thường không yêu cầu hoặc yêu cầu sử dụng vốn rất ít.
-
Quận Snohomish cam kết cắt giảm 10% mức tiêu thu năng lượng tại các tòa nhà, xưởng sản xuất...... Đây là một phần của chiến dịch “Energy Challenge” của Cơ quan phát triển Quy hoạch PUD tại Snohomish. Có hơn 150 doanh nghiệp địa phương và gần 3,000 hộ gia đình tham gia vào dự án này, cam kết cắt giảm đáng kể lượng tiêu thụ năng lượng. Mục tiêu là tiết kiệm tiền và cắt giảm khí nhà kính, đồng thời với hoạt động cắt giảm toàn bộ nhu cầu cung cấp điện của PUD.
-
Sau 5 năm thực hiện dự án “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (PECSME) khu vực phía Nam” đến nay các doanh nghiệp tự tin khẳng định rằng họ đã sử dụng năng lượng hiệu quả và giảm được 740.000 tấn khí cacbonic.
-
Khi các quốc gia khác như Trung Quốc, Mỹ, Đức chi hàng tỉ đôla tiền thuế vào các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, các doanh nghiệp năng lượng Canada nói rằng chính phủ liên bang cần cấp thiết xây dựng chiến lược quốc gia để thâu tóm một phần thị trường năng lượng sạch toàn cầu, nơi đã thu hút được 162 tỉ đôla từ các nhà đầu tư vào năm ngoái.
-
Anh Hoàng Quân, Chuyên viên Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Hà Nội cho biết, các giải pháp hiệu quả năng lượng đề xuất đối với doanh nghiệp dệt Toàn Thắng rất đa dạng bao gồm cả những phương án không tốn chi phí đầu tư, các phương án đầu tư thấp cho đến những giải pháp cần vốn đầu tư trung bình thời gian hoàn vốn nhanh. Đối với những giải pháp cần mức đầu tư cao, yêu cầu kỹ thuật phức tạp nhóm kiểm toán sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
-
Toà nhà sở Khoa học và công nghệ TP.HCM sẽ xây dựng theo mô hình công trình xanh. Theo đó, ưu điểm của việc xây dựng các cao ốc theo chuẩn Lotus là ứng dụng giải pháp công nghệ tiên tiến nhằm tiết giảm tối đa chi phí hoạt động của các doanh nghiệp. Trung bình các công trình xanh sẽ tiết kiệm được 30% năng lượng sử dụng, giảm 35% lượng khí thải carbon, tiết kiệm từ 30 – 50% lượng nước sử dụng và từ 50% – 90% chi phí xử lý chất thải.
-
Bà Thái Thị Phong, Phó phòng Tổng hợp, Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho biết: mức vốn cho vay tối đa bằng 70% tổng vốn của mỗi dự án, lãi suất cho vay 9,6%/năm và được giữ cố định trong suốt thời gian triển khai của dự án. Thời hạn cho vay được xác định tùy theo thời gian thu hồi vốn và khả năng trả nợ của chủ đầu tư, nhưng tối đa là 12 năm. Nếu các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để triển khai các dự án tiết kiệm năng lượng, VDB sẽ sẵn sàng hỗ trợ, sẵn sàng giúp doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục hồ sơ chưa hoàn chỉnh.
-
Theo một nghiên cứu của Microsoft, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm tới 30% chi phí năng lượng và phát thải khí carbon bằng cách sử dụng công nghệ đám mây cho kết nối mạng internet. Bà Pallavi Kathuria, giám đốc Microsoft Ấn Độ nói: “Các nhà kinh doanh chọn sử dụng ứng dụng kinh doanh trên các “đám mây” có thể giảm 30% lượng tiêu thụ năng lượng và phát thải carbon trên mạng lưới hoặc giữa việc chạy những phần mềm tương tự trên hệ thống cơ sở vật chất của riêng mình”.
-
Sáng nay, ngày 25/11, trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm Sản phẩm hiệu quả năng lượng và năng lượng tái tạo lần II tại thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm TKNL thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Dự án nâng cao hiệu quả năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (PECSME) tổ chức Hội thảo Đánh giá kết quả thực hiện Dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2006-2010, khu vực phía Nam.
-
Ngày 18-11, EnerNoc, một công ty chuyên về phần mềm hiệu suất cao, đã giới thiệu một dòng sản phẩm phần mềm quản lý năng lượng mới. Phó chủ tịch phụ trách Tiếp thị và kinh doanh của công ty, ông Gregg Dixon, khẳng định rằng phần mềm này có thể giúp doanh nghiệp cắt giảm được 15% chi phí năng lượng mà không ảnh hưởng tới hiệu suất dự án.
-
Trong khi một số thành viên Quốc hội nghĩ rằng việc sử dụng đồng đôla vào các dự án địa phương là một điều xấu, thì có đến hàng trăm nông dân và các chủ doanh nghiệp ở nông thôn đang rất háo hức nắm lấy cơ hội để củng cố hoạt động sản xuất của họ thông qua các khoản vay và trợ cấp năng lượng sạch với tổng giá trị hơn 30 triệu đôla. Các quỹ nằm dưới sự quản lí của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) sẽ phải chi trả cho 516 dự án lắp đặt trang thiết bị năng lượng tái tạo và củng cố hiệu quả năng lượng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.
-
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Stiven Chu hy vọng Trung Quốc thực hiện chính sách cùng có lợi khi trợ cấp cho năng lượng xanh, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được nhận trợ cấp cho các dự án năng lượng tái tạo tại Trung Quốc.
-
Trung tâm khuyến công và tư vấn Phát triển Công nghiệp Bình Dương (TTKC) cho biết: Trung tâm đang phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Quốc gia về tiết kiệm năng lượng triển khai kiểm toán năng lượng và tư vấn các giải pháp tiết kiệm năng lượng ở 5 doanh nghiệp trên địa bàn. Đây là các doanh nghiệp trọng điểm về tiêu thụ điện với sản lượng điện tiêu thụ trên 3 triệu kWh/năm thuộc 5 nhóm ngành nghề: Sản xuất thép, giấy/bột giấy, may mặc, chế biến gỗ và chế biến thực phẩm.
-
5 doanh nghiệp, bao gồm: Addison Lee, Cyclone Couriers, Green Tomato Cars, Qdell & LHR Express Cars và Trident Logistic đã chung tay hợp tác với Energy Saving Trust nhằm đạt được những hiểu biết sâu hơn về tác hại của khí carbon cũng như cách giảm thiểu chúng. Dự án này mang tới cho tất cả những thành viên các lợi ích vô cùng giá trị.
-
Xét đề nghị của các Bộ Công thương, Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp và Tập đoàn dầu khí Việt Nam về việc chính sách ưu đãi đối với các dự án sản xuất nhiên liệu sinh học. Theo đó, thay mặt Thủ thướng Chính phủ, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng có ý kiến tại Công văn 8105/VPCP-KTTH về việc ưu đãi cho dự án sản xuất nhiên liệu sinh học.
-
Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Seoul, Hàn Quốc, sáng 11/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn cấp cao Việt Nam tham dự Tọa đàm về hợp tác kinh tế Việt Nam-Hàn Quốc do Bộ Ngoại giao phối hợp với các cơ quan Hàn Quốc tổ chức. Thủ tướng cũng đã chứng kiến Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ký kết hàng loạt thỏa thuận, bản ghi nhớ hợp tác với các tập đoàn Hàn Quốc liên quan đến triển khai dự án Nhà máy Nhiệt điện chạy than Thái Bình 2, Nhà máy Điện chạy khí Vũng Tàu, Kho ngầm LNG, dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2.
-
Kết quả kiểm toán năng lượng cho thấy, thực hiện các giải pháp hiệu quả năng lượng mỗi năm cơ sở này có cơ hội tiết kiệm chi phí 126 triệu đồng thông qua việc giảm tiêu thụ 135 nghìn Kwh/năm. Đồng thời, các giải pháp cũng giúp doanh nghiệp giảm trên 84 nghìn tấn C02 ra môi trường. Qua tính toán cơ sở này cần đầu tư trên 210 triệu đồng, tổng thời gian thu hồi vốn là 20 tháng.
-
Cụ thể bằng các giải pháp như bảo ôn toàn bộ hệ thống đường ống phân phối hơi và đường ống dịch cô đặc, Cải tạo đường ống và hạn chế rò rỉ hơi tại phân xưởng Cô đặc, Thu hồi nước ngưng tại bộ phận Cô đặc cấp cho bộ phận thanh trùng của phân xưởng đồ hộp doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 260 triệu đồng/năm. Mức tiết kiệm đó có được từ việc giảm tiêu hao khoảng 48 tấn than và trên 19 tấn dầu. Dự tính mức đầu tư ban đầu là trên 360 triệu đồng cho 3 giải pháp kể trên.
-
Một viện nghiên cứu mới vừa đi vào hoạt động sẽ giúp những người dân và các doanh nghiệp tại Idaho bảo toàn năng lượng và tiết kiệm chi phí. Viện nghiên cứu này sẽ đánh giá những công nghệ tiết kiệm năng lượng, từ đó có thể chọn ra công nghệ nào là tốt nhất. Các chương trình sẽ do trung tâm Nghiên cứu năng lượng cao cấp của Idaho Falls điều hành.
-
Theo thống kê , hiện mỗi năm cả nước đã phải nhập khẩu 6 triệu tấn xăng dầu, 40% lượng xăng dầu nhập khẩu này dành phục vụ cho ngành GTVT. Số tiền phải chi phí cho việc nhập khẩu xăng dầu, sản xuất điện hằng năm đã chiếm tới 1/5 tổng GDP của cả nước và hiện đã "ngốn" hết GDP của toàn ngành Nông nghiệp. Các đối tượng tiêu thụ nhiều năng lượng là ngành Công nghiệp tiêu thụ 47%; giao thông vận tải tiêu thụ tới 20% và hộ gia đình là 15%...