-
Ngày 16/5, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kết quả đàm phán Hiệp định vay và các văn bản pháp lý liên quan cho Dự án “Thủy điện Trung Sơn” vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB). Tổng mức đầu tư của dự án là 411,72 triệu USD.
-
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tháng 7 năm 2006 Công ty Cổ phần may Hưng Yên đã triển khai thí điểm một số giải pháp hiệu quả điện năng. Qua thời gian thử nghiệm dự án đã mang lại kết quả tiết kiệm 20% điện năng với hệ thống chiếu sáng và trên 40% với thiết bị sewsaver cho động cơ máy may.
-
Hiện nay, nơi đây đã trở thành bể bơi thân thiện môi trường nhất quốc gia. Bể bơi đại diện không chỉ cho bước nhảy vọt về sự đổi mới mà còn thể hiện ý chí bảo tồn lịch sử, tiết kiệm năng lượng. Đó là kết quả của ứng dụng công nghệ 80 pa-nô nhiệt mặt trời được áp dụng vào bể bơi tạo ra sự tiết kiệm điện, nước và hóa chất bằng cách sử dụng hệ thống nước mặn.
-
Nếu sản xuất với mức tiêu thụ nguyên, nhiên vật liệu cao, chi phí năng lượng ở Thái Lan chỉ chiếm 6-7% giá thành sản phẩm dệt, thì tại Việt Nam phổ biến ở mức 10-12%. Thực tế cho thấy, hầu như tất cả các doanh nghiệp dệt ở Việt Nam đều có tiềm năng giảm lượng tiêu thụ nguyên, nhiên vật liệu đầu vào và năng lượng. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, mức độ lãng phí năng lượng trong ngàng này lên đến 20%.
-
Thống kê chương trình tiết kiệm điện (TKĐ) giai đoạn 2006 - 2010, sản lượng điện tiết kiệm do giảm tỷ lệ tổn thất điện năng từ năm 2006 đến 2009 đạt trên 2,1 tỉ kWh. Theo đó, TKĐ trong bốn lĩnh vực là Cơ quan công sở khối hành chính sự nghiệp, sản xuất công nghiệp, sinh hoạt hộ gia đình và chiếu sáng công cộng đạt gần 4,5 tỉ kWh trong năm 2006 đến 2010. EVN đã xây dựng được cơ sở dữ liệu bằng việc áp dụng Hệ thống thông tin quản lý khách hàng sử dụng điện để quản lý và theo dõi, thiết lập chế độ báo cáo định kỳ theo tháng, từ đó có đánh giá kết quả thực hiện TKĐ cũng như tình hình sử dụng điện của khách hàng.
-
VASEP và IFC đã công bố kết quả đề tài nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 21/193 nhà máy chế biến thủy sản tại ĐB Sông Cửu Long. Trong số các nhà máy khảo sát, nhà máy nào cũng có thể tiết kiệm năng lượng hơn mức tiêu thụ hiện tại, kể cả những nhà máy mới. Ở từng nhà máy, bất cứ khâu nào cũng có thể tiết kiệm năng lượng hơn nữa.
-
Các giải pháp sử dụng hiệu quả điện năng tại khu du lịch cho kết quả tiết kiệm 28,8% điện năng tiêu thụ mỗi năm, tức khoảng 36 nghìn KWh tương đương 58 triệu đồng. Không chỉ đem lại lợi ích giảm chi phí, khu du lịch còn góp phần giảm 15 tấn phát thải khí C02 ra môi trường.
-
Kết quả dự án TKNL trong chiếu sáng triển khai thí điểm tại 2 khu công nghiệp là Tân Tạo và Tân Bình, sau hơn 1 năm thay thế các bóng đèn công suất 250W bằng loại 150W, hai khu công nghiệp này đã tiết kiệm được gần 96.000 kWh điện, tương đương 105 triệu đồng.Năm 2010, Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn Nhà máy thuốc lá Khánh Hội đã tiết kiệm được hơn 300 nghìn kWh điện, tương đương hơn 300 triệu đồng nhờ áp dụng mô hình quản lý năng lượng.
-
Kết quả điều tra khảo sát trong quá trình kiểm toán năng lượng tại 10 đơn vị tại Bến Tre cho thấy, tiềm năng TKNL khi thực hiện các giải pháp lên đến 20% tổng điện năng tiêu thụ.Việc triển khai các giải pháp TKNL trong công sở có ý nghĩa lớn giúp tiết kiệm kinh phí từ ngân sách và xây dựng mô hình kiểu mẫu, chuẩn mực cho xã hội về sử dụng năng lượng hiệu quả.
-
Israel vừa phát hiện một mỏ khí đốt khổng lồ ở ngoài khơi vùng biển cách thành phố cảng Haifa của nước này khoảng 130km, với trữ lượng lớn chưa từng thấy. Mỏ khí đốt trên có tên Leviathan. Theo kết quả thăm dò do Công ty Noble Energy của Mỹ ước tính mỏ Leviathan có trữ lượng khoảng 450 tỷ mét khối khí tự nhiên.
-
Xây dựng, hoạch định chính sách và hỗ trợ các địa phương triển khai thực hiện chính sách là kết quả được đánh giá cao nhất của Dự án chiếu sáng công cộng hiệu suất cao (VEEPL) do UNDP và Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ. Theo kế hoạch, Dự án sẽ kết thúc vào tháng 6/2011. Sau đây, Bản tin TKNL xin giới thiệu ý kiến của những chuyên gia, các nhà quản lý doanh nghiệp, những người đã và đang được hưởng lợi từ Dự án nói về những nỗ lực trong việc xây dựng chính sách của Dự án.
-
Theo Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TPHCM (EEC-HCMC), từ năm 2002 đến năm 2010, có tổng số 164 tòa nhà được kiểm toán năng lượng, gồm các loại hình như khách sạn, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ... Kết quả, ở tất cả các công trình, năng lượng dành cho điều hòa không khí chiếm tỉ lệ cao nhất, ở các tòa nhà công sở là 75,9%; khách sạn là 74,83%; trung tâm thương mại là 58%.
-
Sáng nay, tại Sở Công Thương Hà Nội, Ban Tổ chức Cuộc vận động thí điểm phong trào Hộ gia đình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Thành phố Hà Nội năm 2010 đã có buổi làm việc nhằm đánh giá sơ bộ kết quả đạt được và trao đổi, rút kinh nghiệm để triển khai tốt kế hoạch năm tiếp theo.
-
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, hiện chỉ còn gần 5% số hộ dân nông thôn sống đơn lẻ ở vùng sâu và xa trung tâm chưa có điện. Ngày 9/12, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới và Bộ Công Thương phối hợp tổ chức Hội thảo đánh giá tác động điện khí hóa nông thôn Việt Nam với việc công bố kết quả Nghiên cứu độc lập “Lợi ích của điện khí hóa nông thôn” trong khuôn khổ Dự án Năng lượng Nông thôn 1 được tiến hành tại 7 tỉnh của Việt Nam trong các năm 2002, 2005 và 2008.
-
Theo đánh giá của ông Nguyễn Huy Tưởng – PCT UBND Tp Hà Nội thì kết quả TKĐ của Hà Nội thực sự chưa tương xứng với tiềm năng. Qua khảo sát tại các DN trên địa bàn Tp, ông Nguyễn Đình Hiệp – Chánh VP TKNL, Bộ Công Thương cũng nêu ý kiến, với địa bàn rộng như Hà Nội, kết quả đạt được thực sự còn khiêm tốn so với tiềm năng. Nhất là mảng chiếu sáng công cộng, Hà Nội gần như chưa đầu tư tới. Để kết quả TKĐ trong thời gian tới đạt cao hơn, Thành phố cần tập trung vào khối DN sản xuất trọng điểm; khối làng nghề; khối tòa nhà, công sở, các công trình dân dụng. Đây là những khối mà qua khảo sát, tiềm năng TKĐ có thể đạt tới 20-25%.
-
Nhận thức rõ tình trạng trên, chuyên gia Jeffrey Grossman của Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) và đồng sự đã thực hiện một số nghiên cứu có thể dẫn đến sự ra đời của một phương pháp hoàn toàn mới: thu và dự trữ ánh sáng. Kết quả cho thấy, tiềm năng lưu trữ và vận chuyển năng lượng mặt trời là hoàn toàn khả thi nhờ phân tử fulvalene diruthenium, có gốc từ nguyên tố hiếm ruthenium.
-
Sáng nay, ngày 25/11, trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm Sản phẩm hiệu quả năng lượng và năng lượng tái tạo lần II tại thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm TKNL thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Dự án nâng cao hiệu quả năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (PECSME) tổ chức Hội thảo Đánh giá kết quả thực hiện Dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2006-2010, khu vực phía Nam.
-
Thái Lan sẽ được cung cấp pin mặt trời cho một nhà máy điện mới, đây là kết quả của một thỏa thuận hợp tác đã kí kết giữa các quan chức Thái Lan với tập đoàn Suntech Power Holding. Công ty này sẽ cung cấp 9,43MW điện bằng việc lắp đặt các tấm pin mặt trời. Công ty Dầu khí Bangchak (Bangchak Petroleum) là chủ dự án này và dự án đã được lên kế hoạch thực hiện vào cuối năm sau.
-
Kết quả kiểm toán năng lượng cho thấy, thực hiện các giải pháp hiệu quả năng lượng mỗi năm cơ sở này có cơ hội tiết kiệm chi phí 126 triệu đồng thông qua việc giảm tiêu thụ 135 nghìn Kwh/năm. Đồng thời, các giải pháp cũng giúp doanh nghiệp giảm trên 84 nghìn tấn C02 ra môi trường. Qua tính toán cơ sở này cần đầu tư trên 210 triệu đồng, tổng thời gian thu hồi vốn là 20 tháng.
-
Các kết quả từ chương trình kiểm toán năng lượng của EECA cho thấy trung bình các công ty có thể giảm 20% chi phí sử dụng năng lượng. Điển hình là cứ mỗi đô la đầu tư vào việc kiểm toán năng lượng sẽ tiết kiệm được 7,50 đô la chi phí năng lượng.