-
Hôm thứ ba vừa rồi, Tổng thư ký Liên Hiệp quốc, ông Ban Ki-moon phát biểu rằng tai nạn của nhà máy điện nguyên tử Fukushima của Nhật Bản đã cho thấy tồn tại những lỗ hổng lớn trong hệ thống quốc tế để đối phó với vấn đề an toàn hạt nhân. Ông Ban cũng thông báo một cuộc họp quốc tế cấp cao về vấn đề này tại New York vào ngày 22/9 trong khuôn khổ cuộc họp của Đại Hội đồng Liên hiệp quốc.
-
Sau cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Fukushima Chính phủ Nhật Bản quyết định ngừng mở rộng sử dụng năng lượng hạt nhân. Trong tương lai Nhật sẽ tập trung vào những nguồn tái sinh như gió, Mặt trời, thủy điện, địa nhiệt, và tiết kiệm năng lượng.
-
Hãng sản xuất xe hơi Mazda của Nhật Bản ngày 18/5 cho biết, họ đã phát triển một động cơ xăng có tỷ lệ nén cao kỷ lục để đạt được mức tiết kiệm nhiên liệu cao như mức của xe hybrid chạy xăng-điện.Ngoài ra, hãng xe của Nhật Bản này còn có kế hoạch trang bị động cơ này cho mẫu xe Demio compact mới - sẽ được hãng tung ra thị trường trong nửa đầu năm nay.
-
Các nhà khoa học Nhật Bản đã có một phát hiện tình cờ mà họ hy vọng sẽ trở thành một cuộc cách mạng truyền dẫn năng lượng hiệu quả: Rượu vang đỏ giúp tạo ra chất siêu dẫn. Họ cũng dự định công bố phát hiện đáng kinh ngạc này vào cuối năm nay, nhân dịp kỷ niệm 100 năm khám phá ra hiện tượng siêu dẫn, cho phép truyền dẫn điện không hao hụt qua những vật chất nhất định.
-
Các nhà chế tạo xe của Nhật Bản ngày 18/5 đã trình làng một chiếc xe điện mà theo họ, nó có thể đi được quãng đường hơn 300km trước khi hết pin.
-
Sáng nay, 17/5, tại Trung tâm thông tin và phát triển Việt Nam của Ngân hàng Thế giới đã diễn ra Hội thảo quốc tế qua cầu truyền hình với các điểm cầu Bắc Kinh, Thượng Hải, Mông Cổ, Malaysia, Nhật Bản, Hà Nội và TP.HCM. Hội thảo do Trường Bồi dưỡng cán bộ - Bộ Tài chính phối hợp với Trung tâm Tài chính và Phát triển Châu Á – Thái Bình Dương phối hợp tổ chức với chủ đề “Tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng phát triển nền kinh tế xanh - Tiết kiệm năng lượng”.
-
Hãng Fujitsu của Nhật Bản ngày 13/5 cho biết họ sẽ giới thiệu 16 mẫu máy tính cá nhân mới vào 19/5 tới.
Các máy tính này có khả năng tiết kiệm điện để đối phó với khả năng thiếu điện trong mùa hè này do cuộc khủng hoảng hạt nhân sau trận động đất kèm sóng thần hôm 11/3 ở nước này.
-
Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho biết, 100.000 tấn gỗ có thể tạo ra 10.000 kW điện, mà trong số 25 triệu tấn rác dồn lại sau thảm họa thì có tới 75% là rác gỗ. Bộ Nông nghiệp nước này hy vọng bằng cách đó có thể bù lại phần nào lượng điện theo dự đoán sẽ thiếu hụt trong mùa hè năm nay.
-
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản, ông Yukio Edano vừa công bố rằng trong những nỗ lực xây dựng lại đất nước sau thảm họa động đất, sóng thần vào trung tuần tháng ba, nước này sẽ xây dựng các đô thị sinh thái sử dụng hệ thống phân phối nhiệt tập trung và sinh khối để cung cấp điện và sưởi ấm.
-
Hội Doanh nghiệp Nhật Bản đã đề xuất nhiều giải pháp tiết kiệm điện, trong đó có sắp xếp lịch sản xuất tránh giờ cao điểm ban ngày và ban đêm, tạm chuyển hoạt động sản xuất sang phía tây và dùng nguồn điện tự sản xuất thay vì dùng điện của TEPCO (Công ty Điện lực Tokyo)
-
Chính phủ Nhật Bản đã sẵn sàng tăng thêm các khoản hỗ trợ cho hàng loạt các công nghệ sạch thông qua việc cơ cấu lại hệ thống thuế FiTs. Hoạt động này sẽ có thể bắt đầu có hiệu lực từ năm tới. Theo tin từ Reuters, ban tư vấn chính phủ Nhật đã thông qua dự luật cho phép tăng cơ chế hỗ trợ năng lượng mặt trời hiện tại lên mức đáng kể để bù cho những khoản năng lượng khác như năng lượng gió, sinh khối, hydro quy mô nhỏ và nhiệt điện.
-
Theo tờ Bloomberg, cả Trung Quốc và Ấn Độ cũng đang xem xét lại các nhà máy điện hạt nhân. Một lãnh đạo cấp cao của tổ chức Deloitte Touche Tohmatsu tại Mumbai phát biểu: “ Thật khó để khiến người dân tin vào năng lượng hạt nhân sau những gì xảy ra tại Nhật Bản”. Ấn Độ là nước có kế hoạch tài trợ 175 tỷ dolla vào các dự án năng lượng hạt nhân vào năm 2030.
-
Chi tiêu chính phủ để tái thiết đất nước và phục hồi ngành năng lượng đóng vai trò quyết định tới sự phục hồi nền kinh tế Nhât Bản. Nhận định trên được Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra hôm thứ năm vừa rồi sau khi Nhật Bản thông báo thiệt hại do trận động đất hôm 11/3 lên tới 309 tỷ USD. Theo IMF, nền kinh tế Nhật sẽ chậm lại trong ngắn hạn, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng sau đó sẽ phục hồi bằng, hay thậm chí cao hơn mức trước khi xảy ra động đất
-
Theo Bộ Công Thương, phiên đàm phán chính thức đầu tiên Hiệp định Liên chính phủ Việt Nam-Nhật Bản về hợp tác xây dựng Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 2 sẽ tiến hành vào đầu tháng 3 tới, tại Hà Nội. Tại buổi làm việc Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đề nghị phía Nhật Bản tiếp tục cung cấp ODA cho các dự án công nghiệp, đặc biệt là dự án hạ tầng cơ sở bao gồm các dự án nguồn và lưới điện…
-
Nhiều thứ cần thiết trong cuộc sống hàng ngày của con người - như chai nhựa, túi nilon, giấy gói - được tạo ra từ dầu mỏ. Vì thế mà Akinori Ito, một nhà sáng chế người Nhật Bản, nảy ra ý tưởng đưa các sản phẩm đó quay lại nguồn gốc ban đầu của chúng.
-
Nhà phát minh Nhật Bản Akinori Ito đã tạo ra một cỗ máy biến những túi đựng đồ, bình và nắp làm bằng chất dẻo thành dầu hỏa có thể sử dụng được.
-
Những “nhà máy” sản xuất điện mặt trời sẽ được xây dựng trên quỹ đạo của trái đất. Năng lượng điện sau khi được tạo ra sẽ được chuyển thành dạng vi sóng để truyền về trái đất thông qua các vệ tinh. Một hệ thống trên mặt đất sẽ chuyển những tín hiệu sóng này thành điện phục vụ sinh hoạt.
-
Panasonic đã thông báo, ngày 18/3/2011 họ sẽ phát hành 2 model bóng đèn LED EVERLEDS loại tiêu chuẩn có góc phân phối ánh sáng rộng (khoảng 300 độ) tại Nhật Bản. Góc phân bố cường độ sáng của đèn LED mới từ Panasonic khoảng 300 độ, gần như tương đương với các đèn sợi đốt sẽ cho phép chiếu sáng rõ ràng theo những hướng rộng.
-
Меguru là tên của một phương tiện giao thông mới, an toàn về mặt sinh thái do công ty Yodogawa Group của Nhật Bản sản xuất ra.Chiếc xe mới này là loại xe lôi chạy điện, ba bánh có khả năng chở được 3 người chạy trong thành phố với tốc độ khoảng 40 km/h.
-
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Công nghệ Nagaoka (Nhật Bản) đã chế tạo thành công một loại màng năng lượng mặt trời mô phỏng theo đôi mắt của một loài bướm. Mắt của loài bướm này được phủ một lớp không thấm nước, chống phản xạ, do đó là loại bề mặt ít phản chiếu nhất trong tự nhiên. Cấu tạo này giúp bướm nhìn rõ trong bóng đêm.