-
Ngày 26 tháng 01 năm 2015 tại tp. Hồ Chí Minh, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương (Cục ATMT) phối hợp với Bộ Năng lượng và Biến đổi khí hậu Vương quốc Anh (DECC) và Lãnh sự quán Vương quốc Anh tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo công bố kết quả của Dự án “Hợp tác phát triển và chuyển giao công cụ hỗ trợ định hướng xây dựng, thực thi chính sách liên quan tới giảm nhẹ phát thải khí nhà kính – Calculator 2050” - Dự án Calculator 2050.
-
Ngày 23 tháng 01 năm 2015 tại Hà Nội, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương (Cục ATMT) phối hợp với Bộ Năng lượng và Biến đổi khí hậu Vương quốc Anh (DECC) và Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Hà Nội đã chính thức công bố Phiên bản “Vietnam 2050 Pathways Calculator”.
-
Dự án “Hợp tác phát triển và chuyển giao công cụ hỗ trợ định hướng xây dựng, thực thi chính sách liên quan tới giảm nhẹ phát thải khí nhà kính – Calculator 2050 (gọi tắt là Dự án Calculator 2050) do Bộ Công Thương là cơ quan chủ quản, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp là chủ dự án, nhà tài trợ là Bộ Năng lượng và Biến đổi Khí hậu Vương quốc Anh thông qua Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Việt nam.
-
Japan 2050 Pathways Calculator là một công cụ hữu ích, khuyến khích người sử dụng đối thoại về các thách thức và cơ hội đối với hệ thống năng lượng tương lai và ứng phó với Biến đổi khí hậu. Điều này đã được cụ thể hóa trong biên bản hợp tác giữa Chính phủ Nhật bản và Vương quốc Anh trong chuyến thăm Anh của Thủ tướng Nhật Bản Abe ngày 01 tháng 5 năm 2014.
-
Nam Phi là một quốc gia dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu. Nam Phi có hồ sơ phát thải khí nhà kính tương đối cao do nền kinh tế sử dụng nhiều năng lượng có nguồn gốc từ than đá. Phần lớn phát thải của Nam Phi có nguồn gốc từ cung cấp năng lượng (điện và nhiên liệu lỏng) và tiêu thụ năng lượng (công nghiệp, khai mỏ và giao thông vận tải).
-
Vào ngày 18 – 21 tháng 9 năm 2012, Trung Quốc và Vương quốc Anh đã tổ chức Hội nghị quốc tế về Calculator 2050 tại Bắc Kinh nhằm chia sẻ cách thức ứng phó với Biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh năng lượng. Tại hội nghị phiên bản Calculator 2050 của Trung Quốc đã được ra mắt công chúng và được nhiều chính phủ các nước quan tâm.
-
Với mức tiết giảm từ 19-59% năng lượng trong sản xuất và tiêu dùng, Công ty TNHH Chăn ga gối đệm Việt Hưng đã được UBND TP. Hà Nội cấp chứng nhận danh hiệu Sử dụng năng lượng xanh đối với loại hình Cơ sở sử dụng nhiều năng lượng trong sản xuất công nghiệp năm 2019.
-
Là một trong những cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong sản xuất công nghiệp của thủ đô Hà Nội, trong 3 năm vừa qua, với nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng, Công ty TNHH Parker Processing Việt Nam đã tiết giảm được 1.357.920 kWh điện và 122.847kg gas, tương đương với giảm phát thải 577 tấn CO2 vào môi trường, góp phần không nhỏ vào công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu của thủ đô Hà Nội.
-
Năm 2019, Công ty Cổ phần quốc tế Sơn Hà (gọi tắt là Sơn Hà) đã đạt danh hiệu Sử dụng Năng lượng xanh 5 sao đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong sản xuất công nghiệp của Thủ đô Hà Nội. Kết quả này có được là nhờ công ty đã có nhiều giải pháp nhằm tiết kiệm năng lượng qua đó giảm phát thải khí nhà kính, góp phần vào công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu của thủ đô.
-
Nguồn sinh khối ở Việt Nam rất đa dang, bao gồm: trấu, rơm rạ, bã mía, chất thải chăn nuôi... Tuy nhiên, hiện chỉ có bã mía tại các nhà máy đường và chất thải tại các trang trại chăn nuôi quy mô lớn là có nguồn nguyên liệu tập trung đủ lớn cho phát điện.
-
Thời gian qua, Công ty Ðiện lực Ðiện Biên đã tăng cường triển khai các hoạt động tuyên truyền, nâng cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm, vừa giảm chi phí giá thành cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh vừa góp phần bảo vệ môi trường sống ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Chiếm tỷ trọng tới 35-40% tổng tiêu thụ năng lượng điện tại đô thị, nhưng đa số các tòa nhà không tích hợp giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả, tạo ra lượng lớn phát thải khí nhà kính, trở thành một trong những tác nhân hàng đầu tại đô thị gây ra biến đổi khí hậu.
-
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nhu cầu cao về tiết kiệm năng lượng, kiến trúc xanh ứng dụng năng lượng tự nhiên, giúp cải thiện không gian sống và bảo vệ môi trường đã trở thành xu hướng được đề cao tại nhiều quốc gia.
-
Trong các giải pháp TKNL thuộc các lĩnh vực chủ yếu nêu trên thì việc áp dụng các thiết bị và công nghệ tiên tiến, hiện đại trong các tòa nhà là giải pháp dễ thực hiện và ít tốn kém nhất.
-
Thông qua các giải pháp tiết kiệm điện mỗi năm, Trung tâm thương mại (TTTM) Vincom Nguyễn Chí Thanh do Công ty Cổ phần Vincom Retail quản lý vận hành và khai thác đã tiết kiệm được 1.590.309 kWh/năm, tương đương với giảm phát thải khí nhà kính gần 700 tấn CO2, kết quả này đã góp phần vào công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu của thủ đô Hà Nội.
-
Sở Công Thương Nghệ An tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền trên mạng, tới cộng đồng dân cư qua các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu và tiết kiệm năng lượng.
-
Thời gian thông báo mời gửi hồ sơ đề suất: 20 ngày kể từ ngày đăng thông báo công khai, dự kiến từ ngày 04/02/2020 đến hết ngày 24/02/2020.
-
Theo tính toán của một số nước phát triển thì việc quản lý năng lượng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được từ 2% đến 5% năng lượng tiêu thụ. Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội cũng đang triển khai theo hướng này nhằm thực hiện tốt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và các tòa nhà, trung tâm thương mại là một trong những giải pháp mà Hà Nội đang triển khai nhằm góp phần giảm phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Sáng ngày 01/8/2019, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) và Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đồng chủ trì Hội thảo tham vấn "Kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình TIMES cho Việt Nam để triển khai Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC) trong lĩnh vực năng lượng và công nghiệp".