-
Từ một nước sản xuất năng lượng, đến nay Việt Nam phải nhập khẩu than, khí, dầu nhằm bảo đảm nhiên liệu sản xuất điện cho ngành công nghiệp, dịch vụ. Chưa kể, nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất và tiêu dùng vẫn duy trì ở mức cao, từ 9-10%/năm, đòi hỏi ngành điện phải đầu tư xây dựng thêm nhiều nhà máy sản xuất điện và nhập thêm nhiều nhiên liệu để đáp ứng nhu cầu đó.
-
Ngành công nghiệp phụ trợ và chế biến thực phẩm tại Việt Nam sẽ được hỗ trợ tiếp cận tài chính và kỹ thuật để thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thực hành chuỗi cung ứng sản xuất có trách nhiệm, cải thiện điều kiện xã hội và môi trường, đồng thời giảm lượng khí thải carbon.
-
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đang triển khai nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp gia tăng cơ hội tiếp cận nguồn vốn đầu tư nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng và tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất. Đây là hoạt động thuộc "Dự án Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp Việt Nam – Dự án VSUEE" do Quỹ Khí hậu Xanh (GCF) tài trợ ủy thác qua Ngân hàng Thế giới (WB) và Bộ Công Thương là cơ quan chủ quản.
-
Trong khuôn khổ hợp tác giữa Nhật Bản và ASEAN, Trung tâm Năng lượng ASEAN (ACE), Trung tâm Bảo tồn Năng lượng Nhật Bản (ECCJ) phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Khởi động Chương trình Hợp tác giữa ASEAN và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI), Nhật Bản năm 2023 - 2024 (Chương trình SOME-METI).
-
Hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 là một công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp công nghiệp (DNCN) quản lý năng lượng (QLNL) theo hướng bền vững, giúp doanh nghiệp khai thác và sử dụng năng lượng hợp lý, giảm chi phí dành cho năng lượng tại các doanh nghiệp.
-
Ngày 28/7/2023, tại cụm công nghiệp Hoài Tân, thị xã Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định), Công ty TNHH Năng Lượng Xanh Idemitsu Việt Nam (thành viên của Công ty TNHH Idemitsu Kosan Nhật Bản) khánh thành nhà máy sản xuất viên nén gỗ.
-
Ngày 27/7, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (thuộc Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Long An tổ chức Hội thảo “Giới thiệu chương trình thỏa thuận tự nguyện thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp tại Việt Nam”.
-
Thuộc một trong những ngành công nghiệp sử dụng năng lượng, nhiên liệu quy mô lớn, Công ty Cổ phần Tôn Đông Á đã triển khai giải pháp tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất để góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm.
-
Trước nhu cầu tiêu thụ năng lượng điện và nhiên liệu trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp (DN) có xu hướng tăng cao, việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng ở các DN đóng vai trò đặc biệt quan trọng nhằm phát triển kinh tế theo hướng bền vững, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam.
-
Trong giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo, toàn Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (Vinachem) phấn đấu hàng năm tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ trong năm đối với các nhà máy sản xuất.
-
Chế biến gạo là một trong những ngành công nghiệp quan trọng đóng góp lớn vào giá trị xuất khẩu của Đồng Tháp, nhưng đây cũng ngành tiêu tốn điện năng rất lớn.
-
Các khảo sát của Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 cho thấy, tiềm năng tiết kiệm năng lượng (TKNL) trong công nghiệp có thể đạt từ 20%-30%, do đó, tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp cần những giải pháp tổng thể từ công cụ pháp lý đến chính sách, tài chính.
-
Công nghiệp là lĩnh vực tiêu thụ nhiều năng lượng nhất trong cơ cấu ngành kinh tế, chiếm tới hơn 50% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc. Đây cũng là lĩnh vực được đánh giá còn nhiều tiềm năng tiết kiệm năng lượng, lên tới 30-35%. Tuy nhiên, việc đầu tư tiết kiệm năng lượng trong các doanh nghiệp công nghiệp còn chưa tương xứng với lợi ích có thể đem lại.
-
Để thúc đẩy tiết kiệm năng lượng (TKNL) trong các ngành công nghiệp, giải pháp về vốn và kỹ thuật chính là "chìa khoá" cho doanh nghiệp đầu tư thực hiện các dự án TKNL.
-
Chương trình “thí điểm mô hình tiết kiệm điện trong nuôi tôm công nghiệp 9 tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long” do EVN giao EVNSPC triển khai thực hiện đã thành công hơn so với dự kiến ban đầu. Nhưng hiện vẫn đang vướng nhiều vấn đề chưa thể triển khai tiếp cho giai đoạn tiếp theo. Nguyên nhân vì sao?
-
Ngành công thương Đắk Lắk cùng với các cấp chính quyền địa phương đã và đang nỗ lực thực hiện các giải pháp cải thiện và nâng cao việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho các ngành công nghiệp góp phần đạt mục tiêu quốc gia về tiết kiệm năng lượng.
-
Ngoài việc giúp giảm phát thải các khí gây ô nhiễm do sử dụng nhiên liệu hóa thạch (LPG), hệ thống đã giúp giảm chi phí nhiên liệu đến 55%, tương đương với số tiền hơn 600 triệu đồng, qua đó giúp gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
-
Nhóm tác giả ở Công ty TNHH Kỹ thuật Công nghiệp Đồng Tâm đã nghiên cứu, chế tạo thành công thiết bị điều khiển máy sấy tháp, giúp tối ưu điện năng tiêu thụ và thời gian sấy.
-
Sáng ngày 29/06, tại thành phố Bắc Giang, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang tổ chức hội thảo “Chương trình thỏa thuận tự nguyện thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp.
-
PGS. TS. Bùi Trung Thành cùng các cộng sự tại Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện thành công đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ khí hóa để xử lý rác thải rắn trong sản xuất công nghiệp - chế biến tạo năng lượng phục vụ cho quá trình sấy và bảo quản nông sản, thực phẩm”.