-
Công ty BrightSource Energy tổ chức lễ động thổ dự án điện mặt trời Ivanpah công suất 392 MW, trị giá 1,7 tỉ USD. Theo dự kiến, công trình diện tích 3.500 acre (14 km2) này sẽ nâng sản lượng nhiệt điện mặt trời của Mỹ hiện nay lên gấp đôi.Mỗi nhà máy sẽ gồm một trường các gương phẳng lắp trên các cột riêng rẽ và cố định trực tiếp vào trong đất, thay vì sử dụng phương pháp san đất và đệm bê tông.
-
Xây dựng là một trong những ngành tiêu thụ năng lượng rất lớn, ở hầu hết các giai đoạn trong chu trình sống của công trình. Bởi vậy, trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay, vấn đề tiết kiệm năng lượng trong xây dựng cần được tính đến ở mọi giai đoạn xây dựng.
-
Nhà máy này trông giống như một công trình nghệ thuật sắp đặt khổng lồ với 2.650 bảng thu quang năng được sắp đặt một cách đối xứng theo hình tròn đồng tâm trải rộng trên diện tích 185ha. Những bảng thu quang năng có tên gọi heliostats tập trung 95% bức xạ mặt trời rồi chuyển đến trung tâm xử lý.
-
Nhưng năm qua Ban lãnh đạo cùng với Phòng kỹ thuật của khách sạn đã tìm kiếm rất nhiều giải pháp nhằm cải tiến hệ thống tiêu thụ năng lượng. Các giải pháp được tập trung vào phần vỏ bọc công trình, hệ thống chiếu sáng và hệ thống điều hòa không khí. Điều này đã giúp khách sạn chúng tôi có chỉ số tiêu thụ điện khoảng 102 kWh/m2/năm và tiêu thu điện trung bình 71,656 kWh/tháng. Tổng điện năng tiết kiệm hàng năm của khách sạn khoảng 550 nghìn Kwh tương đương 39,7 tổng điện năng tiêu thụ
-
Ở Thụy Sĩ, công trình xanh đã giúp tiết kiệm được 3/4 điện năng, giảm lượng tiêu hao điện năng/m² xây dựng xuống còn 25% (so với công trình bình thường) và ở nước ta cũng rất cần có những chính sách khuyến khích “công trình xanh”, “kiến trúc xanh” phát triển. Tiến tới cấp chứng nhận xanh cho các công trình đạt chuẩn và coi đó là tiêu chuẩn để bán hàng.
-
EVN Hà Nội cho biết,4 tháng đầu năm 2011 tỷ lệ tổn thất điện năng của Thành phố đã giảm 0,99% so với kế hoạch được giao. Trong tháng 5 này, nhiệm vụ trước mắt EVN Hà Nội là đảm bảo cung ứng điện ổn định và liên tục cho công tác bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp đồng thời tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm và các công trình chống quá tải hè năm 2011.
-
Hiện nay, nơi đây đã trở thành bể bơi thân thiện môi trường nhất quốc gia. Bể bơi đại diện không chỉ cho bước nhảy vọt về sự đổi mới mà còn thể hiện ý chí bảo tồn lịch sử, tiết kiệm năng lượng. Đó là kết quả của ứng dụng công nghệ 80 pa-nô nhiệt mặt trời được áp dụng vào bể bơi tạo ra sự tiết kiệm điện, nước và hóa chất bằng cách sử dụng hệ thống nước mặn.
-
Theo ông Đào Hồng Thái, Giám đốc ECC Hà Nội, Thành phố đã tập trung khảo sát, đánh giá thực trạng và tiến hành kiểm toán chi tiết năng lượng tại 30 tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại trên địa bàn. Đã có 11/30 toà nhà cao tầng, trung tâm thương mại áp dụng triệt để các giải pháp của dự án đề ra.
-
Theo Ông Nguyễn Quang Khải, giám đốc Trung tâm công nghệ khi sinh học, trung bình mỗi công trình khí sinh học quy mô hộ gia đình có thể chạy máy phát điện có dung tích khoảng 15 mét khối, cần đầu tư khoảng 8- 9 triệu đồng. Với quy mô này, một gia đình nông dân có thể sử dụng khí gas thoải mái cho đun nấu và thắp sáng, thậm chí còn có thể sử dụng các thiết bị điện có công suất lớn hơn như ti vi, tủ lạnh, máy giặt, bình tắm nóng lạnh, hoàn toàn không bị phụ thuộc vào nguồn cung điện lưới.
-
Công trình thủy điện Sông Tranh 4 khai thác năng lượng dòng chảy trên hạ nguồn sông Tranh. Hồ chứa của công trình nằm trên địa bàn các xã Quế Lưu, Thăng Phước của huyện Hiệp Đức. Hồ chứa có dung tích 20 triệu m3; công suất lắp máy 48MW, sản lượng điện hàng năm 196 triệu KWh. Đập tràn, dâng bằng bê tông có chiều cao lớn nhất là 32m. Với tổng vốn đầu tư hơn 1.600 tỷ đồng.
-
Mới đây, tại Hội nghị trao giải công trình đoạt giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt nam và giải thưởng WIPO năm 2010, đề tài thuộc lĩnh vực tiết kiệm năng lượng và năng lượng mới của PGS,TS Võ Chí Chính và cộng sự, Khoa Công nghệ Nhiệt điện lạnh - Trường đại học Bách khoa - Ðại học Ðà Nẵng đã nhận được giải nhì bởi ưu điểm nổi bật là biến đổi trực tiếp năng lượng thác nước và dòng chảy thành cơ năng chạy các máy lạnh, giúp giảm giá thành đá thành phẩm xuống chỉ còn 35% so với chạy điện.
-
Như chúng ta đã biết, Singapore là một đất nước có tiếng về vấn đề bảo vệ môi trường, tiết kiệm điện năng. Sau đây là một trong những giải thưởng cao quý trong Giải thưởng Kiến trúc Thiết kế tại Singapore vì công trình kiến trúc tòa nhà có hệ thống làm mát tự nhiên, tiết kiệm năng lượng
-
Tòa nhà Quốc hội là công trình tiêu biểu đảm bảo các yếu tố Xanh- Sạch- Hiệu quả, đáp ứng và phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn xanh của Châu Âu và Việt Nam. Tất cả mọi chi tiết đều được tính toán về an toàn, độ bền, điều kiện khí hậu, tiết kiệm năng lượng cũng như đảm bảo cách âm, kiểm soát tiếng ồn và chống rung.
-
Sau 3 thập kỷ không xây mới lò phản ứng hạt nhân nào, Tập đoàn Ga. Southern và các đối tác đã khởi công xây dựng những lò phản ứng đầu tiên thế hệ mới, mẫu AP1000 tại nhà máy điện Vogtle. Đây là 2 công trình đầu tiên trong 14 lò AP1000 và tổng số 20 lò phản ứng mới có thể sẽ được xây dựng ở Hoa Kỳ trong 15 năm tới đây.
-
Thực hiện Quy hoạch Điện VI đã được Chính phủ phê duyệt, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang phấn đấu đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành toàn bộ công trình Nhà máy thủy điện Sơn La (công suất 2.400 MW) vào cuối năm 2012. Trước mắt, trong năm 2011, EVN dự kiến phát điện tổ máy số 2 vào ngày 30/4; tổ máy số 3, ngày 31/8; tổ máy số 4, ngày 31/12.
-
Các chuyên gia nước ngoài cho rằng, TPHCM đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu nên rất cần khuyến khích đầu tư xây dựng cao ốc xanh. Và cách tiếp cận mới cho các nhà quy hoạch TPHCM là cần quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu và công trình sử dụng năng lượng hiệu quả.
-
Nhóm tác giả gồm Lê Quốc Bảo, Lê Quốc Anh, Bùi Thanh Tùng, Hà Sơn Trí - khoa kỹ thuật xây dựng, Trường đại học bách khoa TP.HCM, đã nghiên cứu thành công cấu kiện panel tường và panel sàn làm từ bê tông nhẹ chất lượng cao tạo rỗng bằng hạt EPS (expanded polystyrene beads) dùng cho công trình xây dựng.
-
Dự án gồm 2 công trình là thủy điện Xekaman 1 và thủy điện Xekaman Xanxay tại huyện Xanxay, tỉnh Attapeu, cách Việt Nam khoảng 75km. Thực hiện hợp tác giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào, tối 10/2 tại thủ đô Viêng Chăn (Lào) diễn ra lễ ký kết hợp đồng xây dự án thủy điện.
-
Hiệu quả bảo ôn của tường gạch bê tông không nung có chiều dày 20cm sẽ tương đương với bức tường gạch đất nung có chiều dày 49cm. Các chuyên gia của Tổng công ty Viglacera đã tính toán, với điều kiện khí hậu nhiệt đới, sử dụng sản phẩm bê tông khí sẽ làm giảm tới 40% chi phí điện năng tiêu thụ cho điều hoà. Đây còn là loại gạch siêu nhẹ vì tỷ trọng chỉ bằng 1/2 hoặc thậm chí 1/3 so với gạch đất nung thông thường, giúp công trình giảm tải, giảm chi phí xử lý nền móng và hệ thống kết cấu, tiết giảm mức đầu tư xây dựng công trình từ 7- 10%, đẩy nhanh tiến độ thi công và hoàn thiện phần bao che của công trình lên 2 - 5 lần.
-
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành cơ chế quản lý và thực hiện Dự án thủy điện Lai Châu nhằm triển khai thực hiện dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng hiệu quả. Cơ chế này áp dụng cho 2 dự án thành phần của Dự án thủy điện Lai Châu gồm: Dự án xây dựng công trình thủy điện Lai Châu do Tập đoàn Điện lực Việt Nam là chủ đầu tư; Dự án bồi thường di dân, tái định cư thủy điện Lai Châu do UBND tỉnh Lai Châu là chủ đầu tư.