-
Trong 3 dự án Nhà máy SXNL sinh học đang được thực hiện thì Lãnh đạo tập đoàn đánh giá cao nhất Dự án NM SXNL sinh học Bình Phước. Việc cho đến thời điểm này dự án đang được thực hiện với tiến độ ổn định và vượt so với dự kiến khoảng 5%, chi phí phát sinh đang ở mức thấp và đang được các bên tham gia kiểm soát tốt.
-
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, mặc dù là nước giàu tiềm năng về năng lượng tái tạo nhưng cho đến nay sự phát triển năng lượng tái tạo vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Với sự hỗ trợ của WB, Thụy Sĩ trong dự án Redp tại Việt Nam, Bộ Công Thương tin tưởng dự án sẽ đóng góp quan trọng vào sự phát triển dạng năng lượng sạch này, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm thiểu biến đổi khí hậu cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam.
-
Dự án tận dụng bã mía từ Nhà máy đường số 2 của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa để tái sản xuất 12,5 MW điện đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa cấp phép đầu tư với số vốn 260 tỷ đồng. Dự án tận dụng bã mía từ Nhà máy đường số 2 của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa để tái sản xuất 12,5 MW điện đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa cấp phép đầu tư với số vốn 260 tỷ đồng.
-
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) sẽ trao các khoản hỗ trợ nghiên cứu cho năng lượng sinh học và các sản phẩm sinh học nhằm phát triển hơn nữa các dự án mang tính bền vững. Sau quá trình lựa chọn, các dự án được lựa chọn sẽ thực hiện triển khai các hệ thống sản xuất nhiên liệu sinh học mang tính bền vững ở ngay tại địa phương.
-
Theo ông Đào Hồng Thái, Giám đốc ECC Hà Nội, Thành phố đã tập trung khảo sát, đánh giá thực trạng và tiến hành kiểm toán chi tiết năng lượng tại 30 tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại trên địa bàn. Đã có 11/30 toà nhà cao tầng, trung tâm thương mại áp dụng triệt để các giải pháp của dự án đề ra.
-
Đây là khoản đầu tư dự án năng lượng sạch đầu tiên của Goolge tại châu Âu, song hãng này vẫn phải nhận được sự đồng ý một cách chính thức từ các nhà chức trách Đức. Google đang hợp tác với công ty cổ phần tư nhân Capital Stage (Đức) để thực hiện dự án này. Theo Google, công ty này “dày dặn kinh nghiệm trong thị trường năng lượng tái tạo và quang điện tại Đức”.
-
Các nhà khoa học thuộc tập đoàn xây dựng Shimizu của Nhật vừa tiết lộ kế hoạch đầy tham vọng nhằm sản xuất điện trên Mặt trăng. Nếu trở thành hiện thực, dự án này có thể tạo ra 13.000 tỷ KW điện từ năng lượng Mặt trời. Lượng điện khổng lồ này sẽ được truyền về Trái đất bằng tia laser hoặc sóng ngắn.
-
Hiện cả nước có 21 dự án điện gió quy mô nối lưới phổ biến công suất 30 MW đang được nghiên cứu triển khai tập trung ở Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Định và Lâm Đồng.Dự thảo cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió tại Việt Nam (lần thứ tư) đã làm rõ hơn những cơ chế ưu đãi tạo điều kiện cho nhà đầu tư để triển khai các dự án điện gió tại Việt Nam, như quy định về trách nhiệm mua điện đối với các dự án điện gió, ưu đãi về vốn đầu tư, thuế, phí, ưu đãi về hạ tầng đất đai, hỗ trợ giá điện đối với dự án điện gió.
-
Ngày 27/4/2011, TCty Công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem) làm lễ phát lệnh khởi công “dự án gạch không nung Đông Hồi” tại khu công nghiệp Đông Hồi Huyện Quỳnh Lưu Tỉnh Nghệ An. Công suất sản phẩm là 400.000 m3/năm, tổng dự án đầu tư là 819 tỷ đồng.Đây là một dự án đầu tư mới, phù hợp với qui hoạch phát triển tổng thể ngành vật liệu xây dựng đến năm 2020 đã được Chính phủ đã phê duyệt.
-
Thủ tướng Úc Julia Gillard đã công bố phê chuẩn dự án trị giá 104.7 triệu đôla để đưa năng lượng mặt trời vào nhà máy sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch lớn nhất của Queensland. Nhà máy điện Kogan Creek công suất 750 megawatt, sản xuất điện từ than, đặt tại phía Tây Nam Queensland sẽ tiếp nhận thêm hệ thống nhiệt mặt trời công suất 44MW vào lưới điện, đưa nó trở thành dự án lớn nhất thế giới ở dạng này.
-
Công ty Môi trường Đô thị Đà Nẵng và Công ty Pangea Green Energy (Ý) đang hợp tác triển khai Dự án thu hồi khí gas theo cơ chế phát triển sạch tại TP.Đà Nẵng.Hiện Dự án đang khai thác sinh khí, thu hồi khí đốt làm nhiên liệu chạy máy phát điện tại bãi rác Khánh Sơn (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu), giảm hiệu ứng nhà kính từ việc vận hành trên bãi rác để quản lý chất thải rắn.
-
Từ năm 2005 đến nay, qua 6 chương trình, dự án tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo đã và đang triển khai trên địa bàn, TP Đà Nẵng đã hỗ trợ tư vấn kiểm toán năng lượng cho 75 đơn vị, tiết kiệm tương đương 11,8 tỷ đồng/năm.Hội thảo lần này là một trong những hoạt động thiết thực giúp doanh nghiệp và các địa phương có thêm những thông tin và tiếp cận các công nghệ thiết bị tiết kiệm năng lượng, để từ đó xác định giải pháp tiết kiệm năng lượng.
-
Kết quả dự án TKNL trong chiếu sáng triển khai thí điểm tại 2 khu công nghiệp là Tân Tạo và Tân Bình, sau hơn 1 năm thay thế các bóng đèn công suất 250W bằng loại 150W, hai khu công nghiệp này đã tiết kiệm được gần 96.000 kWh điện, tương đương 105 triệu đồng.Năm 2010, Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn Nhà máy thuốc lá Khánh Hội đã tiết kiệm được hơn 300 nghìn kWh điện, tương đương hơn 300 triệu đồng nhờ áp dụng mô hình quản lý năng lượng.
-
Hoạt động nghiên cứu và phát triển dự án Solar Soldier trong 2 năm, nhằm sản xuất thiết bị thu nhận năng lượng bằng cách kết hợp giữa pin mặt trời và các thiết bị nhiệt điện. Nhóm thực hiện, gồm 15 nhà khoa học và nhà nghiên cứu từ Glassgow, Loughborough, Strathclyde, Leeds, Reading và Đại học Brunel, sẽ cùng nhau nghiên cứu các cách thức quản lí, lưu trữ và sử dụng nhiệt do hệ thống này sản sinh ra.
-
Trước yêu cầu về tiết kiệm năng lượng, một dự án cấp tỉnh đã được nghiệm thu tại Thừa Thiên Huế , đó là “Ứng dụng công nghệ mới tiết kiệm điện năng trong chiếu sáng đô thị ở Thừa Thiên Huế” đã phát huy hiệu quả. Mục tiêu của dự án là xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ mới tiết kiệm điện năng trong chiếu sáng công cộng để đánh giá hiệu quả làm cơ sở nhận rộng,
-
Xã Ninh Sở (huyện Thường Tín, Hà Nội)đã xây dựng thành công mô hình tiết kiệm điện, với hơn 80% số hộ áp dụng biện pháp sử dụng điện hợp lý.Dự án “Xây dựng mô hình trình diễn sử dụng hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm năng lượng trong chiếu sáng công cộng và hộ gia đình tại vùng ven đô” đã được GEF tài trợ 80% vốn.
-
Hiệp hội Khí sinh học Việt Nam được thành lập là một thúc đẩy lớn ngành khí sinh học, gắn kết các chương trình, dự án khí sinh học các lĩnh vực của các Bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương thành một ngành hoạt động liên tục.
-
Để tháo gỡ khó khăn về áp lực tăng giá đầu vào, Vicem đã chỉ đạo các đơn vị thành viên tích cực tìm mọi biện pháp tiết giảm chi phí sản xuất, đặc biệt là tiết kiệm năng lượng.
Bên cạnh đó, Vicem khẩn trương đẩy nhanh tiến độ dự án tận dụng nhiệt thừa của lò nung clinker để phát điện tại nhà máy ximăng Hoàng Thạch và Tam Điệp.
-
Theo tờ Bloomberg, cả Trung Quốc và Ấn Độ cũng đang xem xét lại các nhà máy điện hạt nhân. Một lãnh đạo cấp cao của tổ chức Deloitte Touche Tohmatsu tại Mumbai phát biểu: “ Thật khó để khiến người dân tin vào năng lượng hạt nhân sau những gì xảy ra tại Nhật Bản”. Ấn Độ là nước có kế hoạch tài trợ 175 tỷ dolla vào các dự án năng lượng hạt nhân vào năm 2030.
-
Viện khoa học quốc gia Australia đang phối hợp cùng với các trường đại học hàng đầu trong một dự án nghiên cứu trị giá 8,3 triệu dolla Australia(178 tỷ VND) sử dụng enzim sản xuất nhiên liệu sinh học từ cây khô. Dự án nằm trong kế hoạch của Nhóm năng lượng chuyển đổi thuộc Tổ chức nghiên cứu Khoa học & Công nghiệp nhằm tìm kiếm cách thức hữu hiệu dùng cây khô sản xuất năng lượng bền vững cung cấp cho xe hơi, xe tải, thậm chí máy bay.