-
Anh Nguyễn Văn Lâm, chủ cơ sở sản xuất gỗ xuất khẩu ở xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom (Đồng Nai), vừa lắp đặt thiết bị năng lượng mặt trời đun nóng nước cung cấp cho lò hơi. Anh cho biết: “Trước đây, tôi vận hành lò hơi hoàn toàn bằng điện. Từ khi đưa vào sử dụng năng lượng mặt trời, nhiệt độ nước ban đầu đưa vào lò hơi đã là 70-75 độ C nên thời gian lò hơi đạt công suất được rút ngắn rất nhiều. So với giá điện hiện nay, mỗi tháng tôi giảm chi phí hàng triệu đồng”.
-
Nhóm 3 sinh viên trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng vừa chế tạo thành công chiếc xe năng lượng mặt trời SC4 . Xe thích hợp phục vụ du lịch ở Đà Nẵng hay phố cổ Hội An. Đã có 5 doanh nghiệp ngỏ ý muốn đầu tư vào loại xe này.
-
Công nghệ ứng dụng trong pin Li-Ion giá rẻ đã dành giải thưởng nhất trị giá 50 nghìn đôla Mỹ tại cuộc thi dành cho các ý tưởng kinh doanh Clean Energy Prize. Phát biểu tại lễ trao giải được tổ chức tại hội trường Rackham, Đại học Michigan ngày 18 tháng 2 vừa qua, chủ tịch Rick Snyder nói: “Thật là tuyệt khi được thấy 3 điều tôi quan tâm cùng xuất hiện trong cuộc thi này. Chúng ta đang nói tới việc cải cách và các doanh nghiệp, chúng ta đang nói tới năng lượng sạch - một nhân tố tối quan trọng trong tương lại.
-
Trong giai đoạn tiếp theo mục tiêu là tiết kiệm 5-8% tổng năng lượng tiêu thụ. Con số đó quả là thách thức lớn đòi hỏi các Bộ, ngành, tổ chức, doanh nghiệp và người dân phải tích cực hơn nữa. Về phía Hội KH&CN Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, làm thế nào để phát huy được vai trò của mình như tôn chỉ đề ra chính là điều Ban chấp hành Hội luôn trăn trở.
-
Nhằm giảm các chi phí đầu vào, giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, nhiều doanh nghiệp (DN) Đồng Tháp đã quan tâm đến việc thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng (TKNL)
-
Giá điện lại được điều chỉnh tăng từ tháng 3/2011. Để có thể hạn chế việc tăng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, thực hiện triệt để việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những giải pháp khả thi nhất hiện nay đối với các doanh nghiệp.
-
Hiệp hội Thép sẽ xây dựng danh sách những DN đủ điều kiện để được ưu tiên tiếp tục cấp điện cho sản suất. Đó là những doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, hoặc đã có cải tiến để áp dụng khoa học kỹ thuật sản xuất thép tiết kiệm, hiệu quả.
-
Công ty Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chuyên Sản xuất và kinh doanh Vắc xin và sinh phẩm các loại với số lượng trên 9 triệu liều/năm. Nhận thấy cường độ tiêu thụ năng lượng lớn, mong muốn nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, công ty đã thực hiện kiểm toán năng lượng nhằm tìm kiếm cơ hội giảm chi phí sản xuất. Thực hiện các giải pháp hiệu quả năng lượng, tính toán ban đầu cho thấy doanh nghiệp có thể tiết kiệm 19% tổng năng lượng tiêu thụ.
-
Dự báo, năm 2011 và những năm tiếp theo, tình hình cung ứng điện sẽ tiếp tục gặp khó khăn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, ý thức TKĐ, trình độ công nghệ trong sản xuất của nhiều doanh nghiệp còn thấp khiến cho nguồn điện đã thiếu nhưng hiệu quả sử dụng chưa triệt để. Năm 2011, cả nước sẽ thiếu khoảng 3,8 tỷ kWh điện. Tại Khánh Hòa, so với dự báo phát triển phụ tải trên địa bàn toàn tỉnh, sản lượng điện được phân bổ từ tháng 2 đến tháng 6-2011 chỉ đáp ứng 93 - 95% nhu cầu.
-
So với thế giới, hiệu suất sử dụng năng lượng trong sản xuất công nghiệp của Việt Nam rất thấp: Trong các nhà máy điện đốt than, dầu chỉ đạt 28-32%, thấp hơn 10% so với các nước khác; hiệu suất của các lò hơi công nghiệp cũng chỉ đạt khoảng 60%, thấp hơn mức trung bình của thế giới 20%. Bộ Công Thương dự báo, với tốc độ sử dụng điện lãng phí như hiện nay, ngay giai đoạn 2010-2020, VN đã trở thành nước nhập khẩu và phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu. Do vậy, nếu giá điện tăng lên và vận hành theo giá thị trường sẽ khiến người dân hạn chế sử dụng điện và buộc các doanh nghiệp phải đầu tư máy móc, công nghệ mới, tiết kiệm năng lượng hơn.
-
Qua 2 năm thực hiện đề án “Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả” đã có 10 doanh nghiệp trong tỉnh được hỗ trợ ứng dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Qua thực tế, các doanh nghiệp đã tiết kiệm được từ 15 – 20% kinh phí sử dụng năng lượng mỗi năm. Ngoài ra, ban chủ nhiệm đề án cũng đã hỗ trợ tư vấn người dân lắp đặt 50 bình nước nóng tiết kiệm bằng năng lượng mặt trời, lắp đặt một 1 hệ thống chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời tại Sở Khoa học và Công nghệ…
-
VEEPL là một sáng kiến chung của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) và Chính phủ Việt Nam do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam triển khai thực hiện. Đây là một Dự án được đánh giá là rất thành công và được các doanh nghiệp rất ủng hộ, mong muốn kéo dài thời gian thực hiện. Tuy nhiên, chỉ còn 6 tháng nữa, Dự án sẽ kết thúc. Bản tin TKNL đã có cuộc trao đổi với GS.TS. Phan Hồng Khôi – Giám đốc Điều hành Dự án về những vấn đề liên quan đến VEEPL.
-
Xây dựng, hoạch định chính sách và hỗ trợ các địa phương triển khai thực hiện chính sách là kết quả được đánh giá cao nhất của Dự án chiếu sáng công cộng hiệu suất cao (VEEPL) do UNDP và Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ. Theo kế hoạch, Dự án sẽ kết thúc vào tháng 6/2011. Sau đây, Bản tin TKNL xin giới thiệu ý kiến của những chuyên gia, các nhà quản lý doanh nghiệp, những người đã và đang được hưởng lợi từ Dự án nói về những nỗ lực trong việc xây dựng chính sách của Dự án.
-
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, sau 03 năm thực hiện Đề án, công tác triển khai các nội dung của Đề án đã được các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh, kịp thời nắm bắt và tìm giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nhiên liệu sinh học. Trong thời gian triển khai, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, thúc đẩy hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp sản xuất và thương mại nhiên liệu sinh học Việt Nam.
-
Sử dụng năng lượng không hiệu quả có nhiều nguyên nhân như trình độ quản lý chưa tốt; Sự phối hợp giữa các khâu trong quy trình sản xuất chưa tối ưu; Công nghệ thiết bị chưa đạt hiệu quả năng lượng cao; Doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều đến việc sử dụng năng lượng hiệu quả do mới chỉ quan tâm nhiều đến sản lượng hoặc tâm lý sợ thay đổi hệ thống máy móc hiện hành…
-
Một trong những giải pháp được đề nghị là từng bước thay thế dần các bóng đèn huỳnh quang T10 có công suất 40W bằng những loại bóng đèn có hiệu suất cao hơn. Trước đó, toàn nhà máy có 840 bóng đèn huỳnh quang T10 – 40W, chi phí cho điện chiếu sáng phục vụ sản xuất lên đến hơn 10,5 triệu đồng/tháng . Nếu thay thế dần bóng đèn nói trên bằng loại bóng T5 có công suất 28W mỗi năm doanh nghiệp thể tiết kiệm được hơn 56.000 kWh điện với số tiền tiết kiệm được là 65 triệu đồng.
-
Các công ty điện mặt trời của Đức đã hồi phục từ cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về mặt lợi nhuận trong năm 2009, gây ra một cú sốc lớn trong thị trường đã được định hình. Tuy nhiên, hiện nay, các nhà phân tích vẫn cho rằng nền công nghiệp này có thể bị tấn công bởi một sự kiện gây rung chuyển khác trong vòng 12 tháng tới, khi các doanh nghiệp điện mặt trời của châu Á đạt được một bước tiến mới trong hoạt động vận hành.
-
Đầu tư mua sắm thiết bị ít hoặc không cần phải sử dụng điện, lắp thêm thiết bị cải thiện chất lượng điện, thay đổi giờ sản xuất; tận dụng ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng… là những cách mà nhiều doanh nghiệp đang thực hiện nhằm tiết kiệm điện.
-
Ngày 9/1/2011 tại Nhà hát Âu Cơ - Hà Nội, Bộ Công thương đã tổ chức vinh danh các đơn vị đoạt giải 2 cuộc thi “Quản lý năng lượng trong công nghiệp và tòa nhà” và “Tòa nhà hiệu quả năng lượng” . Cuộc thi đã thu hút gần 100 doanh nghiệp công nghiệp và tòa nhà trên địa bàn cả nước. Ban tổ chức đã lựa chọn 60 đơn vị để chấm giải, có 354 giải pháp tiết kiệm năng lượng điển hình được thực hiện với lượng năng lượng tiết kiệm 5.000 TOE/năm, tương đương tiết kiệm chi phí gần 50 tỷ đồng, giảm phát thải 21.000 tấn CO2/năm.
-
Theo thông tin từ tờ Wall Street Journal ngày 6 tháng 12, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã kí kết thỏa thuận khung, cho phép Areva – doanh nghiệp nhà nước Pháp bán các lò phản ứng hạt nhân cho bang Maharashtra của Ấn Độ, nhằm hoàn thành mục tiêu năng lượng hạt nhân trong 25 năm.