-
Theo dự báo mới nhất của Viện Nghiên cứu chiến lược, Chính sách công nghiệp (IPSI), nhu cầu sắn khô cho sản xuất Ethanol lên tới 1,2 triệu tấn/năm. Đây là dự báo mới nhất về nhu cầu sắn lát khô cho sản xuất nhiên liệu cồn sinh học Ethanol từ nay đến năm 2015, dựa trên công suất thực tế của các nhà máy đang hoạt động và sẽ đi vào hoạt động trong năm 2011.
-
Đồ chơi xanh được yêu thích nhất ở Đức không phải làm từ các vật liệu tái chế hoặc vật liệu hữu cơ. Nó – con tàu vũ trụ, có một tấm pin mặt trời và chỉ hoạt động khi trẻ đút vào đó một “viên đá năng lượng” màu đỏ sáng, cũng là nguồn cung năng lượng cho món đồ chơi này.
-
Bắt đầu hoạt động, pin sẽ cung cấp điện năng cho bộ điều khiển nhiệt độ và quạt thông gió hoạt động. Khi nhiệt độ bên trong buồng ấp trứng thấp hơn 37,5 0 C, bộ điều khiển sẽ đóng mạch điện để bơm nước nóng vào buồng ấp trứng, làm tăng nhiệt độ buồng ấp lên. Khi đã đủ nhiệt độ thì bơm nước sẽ ngắt điện, ngừng cung cấp nhiệt vào buồng ấp.
-
Sau 5 năm triển khai chiến lược mục tiêu quốc gia về tiết kiệm năng lượng (TKNL) (2006-2010), 4901 KTOE, tương đương 3,4% tổng năng lượng tiêu thụ được tiết kiệm. Để làm được điều này, nhiều hoạt động đã triển khai sâu rộng trên cả nước.
-
Trong năm 2010 các nhà máy điện của Tổng công ty đều hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả, sản lượng điện thương mại tăng cao, cụ thể: Tổng sản lượng điện thương mại thực hiện năm 2010 là 12,685 tỷ kWh, vượt 25% so với kế hoạch Tập đoàn giao (10,15 tỷ kWh) và tăng 49% so với kế hoạch năm 2009 (8,541 tỷ kWh), trong đó Nhà máy điện Cà Mau 1&2 đạt 9,186 tỷ kWh hoàn thành 121% kế hoạch; nhà máy điện Nhơn Trạch 1 đạt 3,499 tỷ kWh hoàn thành 137% kế hoạch năm.
-
Theo quy định, Tập đoàn Điện lực VN (EVN) sẽ xây dựng phương án giá căn cứ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Cục Điều tiết điện lực Bộ Công Thương sẽ kiểm soát và đề xuất các mức tăng giảm. Bộ Tài chính là đơn vị thẩm định và đánh giá tác động việc tăng giá tới các ngành hàng và người tiêu dùng.
-
Xưởng thực nghiệm tạo nhiên liệu sinh học từ phế phẩm nông nghiệp: trấu, rơm, rạ… có công suất 400kg phế phẩm/mẻ vừa đi vào hoạt động ngày 18/1 tại TP.HCM. Mỗi mẻ với khối lượng phế phẩm như trên sẽ cho ra 40 lít nhiên liệu cồn sinh học. Thời gian để từ nhiên liệu ban đầu đến ra cồn sinh học mất khoảng hai tuần. Tống số vốn đầu tư cho xưởng thực nghiệm này là 1.1 triệu USD.
-
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, sau 03 năm thực hiện Đề án, công tác triển khai các nội dung của Đề án đã được các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh, kịp thời nắm bắt và tìm giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nhiên liệu sinh học. Trong thời gian triển khai, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, thúc đẩy hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp sản xuất và thương mại nhiên liệu sinh học Việt Nam.
-
0 h 53’ sáng 23/1/2011, trang thông tin điện tử của Chương trình mục tiêu Quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (Chương trình) đạt lượt truy cập thứ 2 triệu. Đây là mốc quan trọng, khẳng định những nỗ lực của Văn phòng Tiết kiệm năng lượng trong việc thông tin, cập nhật các hoạt động tiết kiệm năng lượng của Chương trình Mục tiêu Quốc gia tới độc giả.
-
Trong buổi gặp mặt báo chí dịp cuối năm 2010, lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thừa nhận tình trạng thiếu điện tiếp tục trầm trọng trong năm 2010 với mức thiếu hụt của toàn hệ thống lên đến 1,6 tỷ kwh và EVN phải phát điện bằng dầu giá cao gây lỗ khoảng 8.000 tỷ đồng. Năm 2011, tình trạng thiếu điện còn trầm trọng hơn khi mà dự trữ nước của các hồ thủy điện (chiếm tới 30-35% sản lượng điện của toàn hệ thống) thấp hơn nhiều năm, nhiều công trình điện chậm đưa vào hoạt động trong khi phụ tải lại không ngừng tăng cao, diễn biến thời tiết phức tạp. Và theo dự báo của EVN, năm 2011 dự báo sẽ thiếu hụt từ 4-6 tỷ kwh.
-
Các công ty điện mặt trời của Đức đã hồi phục từ cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về mặt lợi nhuận trong năm 2009, gây ra một cú sốc lớn trong thị trường đã được định hình. Tuy nhiên, hiện nay, các nhà phân tích vẫn cho rằng nền công nghiệp này có thể bị tấn công bởi một sự kiện gây rung chuyển khác trong vòng 12 tháng tới, khi các doanh nghiệp điện mặt trời của châu Á đạt được một bước tiến mới trong hoạt động vận hành.
-
Cuối thập kỉ này, nhà máy hạt nhân của Ai Cập sẽ đi vào hoạt động. Bộ trưởng Điện lực nước này nói rằng họ đã lên kế hoạch sẵn sàng để sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân, góp đáp ứng nhu cầu năng lượng của Ai Cập tới năm 2019. Hãng tin MENA đã trích dẫn lời bộ trưởng Điện lực Hassan Younis rằng Ấn Độ cũng sẽ xây dựng ba nhà máy nguyên tử tới năm 2025.
-
Trung tâm hoạt động thể thao xanh, cặp có túi đựng rác mini hay thiết kế thiết bị lọc khí thải cho ống bô xe máy là những ý tưởng mà sinh viên Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh vừa đưa ra.
-
Sự hợp tác quốc tế rộng rãi giữa các nhà khoa học tới từ các nhiều cơ quan chính phủ và phòng thí nghiệm trường đại học đã tạo ra một phát minh đột phá dẫn tới những phương pháp hiệu quả hơn để tạo ra dòng điện từ nhiệt lượng hao phí. Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng nhiệt điện, có thể được ứng dụng cho khí thải từ động cơ ô tô, khí thải nhà máy và nhiều hoạt động khác nhằm thu được một nguồn năng lượng lớn do con người tạo ra, hiện nay đang bị bỏ phí.
-
Emily Cummins, một cô gái người Anh 23 tuổi đã trở thành người phụ nữ duy nhất và cũng là người châu Âu duy nhất được vinh danh bởi những người từng đoạt giải thưởng Nobel và nhận giải thưởng Oslo Business vì Hòa bình trong một buổi lễ tầm cỡ quốc tế tại Na Uy cho công trình nghiên cứu vì cộng đồng của cô, với phát minh tủ lạnh hoạt động bằng năng lượng Mặt Trời mà không cần nguồn điện. Cô cũng vinh dự nhận được danh hiệu là 1 trong 10 người xuất sắc nhất hành tinh.
-
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) đã phối hợp với Văn phòng Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương triển khai các hoạt động truyền thông kể từ năm 2007. Qua hơn 3 năm thực hiện, VOV nhanh chóng khẳng định được vị trí của mình, là một trong những đơn vị tham gia tích cực và hiệu quả trong giai đoạn I của Chương trình.
-
Không chỉ chú trọng phát triển sản xuất kinh doanh, hoạt động tiết kiệm năng lượng (TKNL), bảo vệ môi trường cũng luôn được doanh nghiệp chú trọng. Hoàn thành các giải pháp sử dụng hiệu quả năng lượng cho toàn nhà máy, ước tính mỗi năm Tổng công ty có thể giảm chi phí sản xuất trên 2,4 tỷ đồng.
-
Sustainable World Capital (SWC) là một Tập đoàn tài chính xuyên quốc gia, với hoạt động chủ yếu là tập trung vào việc gây quỹ đầu tư cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu và phát triển công nghệ sạch (cleantech). Tổ chức này mới đây đã đưa ra đánh giá và liệt kê danh sách “những quốc gia phát triển công nghệ sạch hàng đầu trên thế giới”.
-
Theo các số liệu thống kê của Bộ khoáng sản và năng lượng Ethiopia (MoME), quốc gia này mỗi năm tiêu tốn 10 tỉ Birr (tương đương với 800 triệu đôla Mỹ) để nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu phục vụ tiêu thụ trong nước. Số liệu này phản ánh hơn 90% khoản thu từ hoạt động ngoại thương của Ethiopia. Nếu nước này khai thác được tiềm năng năng lượng tái tạo thì khả năng độc lập về năng lượng sẽ đem lại lợi ích cho nền kinh tế.
-
Tiền không thể mọc trên cây nhưng năng lượng có thể sản sinh từ cỏ. Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mĩ đã chỉ ra rằng, cỏ có thể trở thành nguồn cung cấp đầy triển vọng cho hoạt động sản xuất nhiên liệu sinh học. Tuy nhiên, để thu được lợi nhuận thực sự từ chúng, các chủ đất cần tính toán và cân nhắc các yếu tố về chi phí sản xuất.