-
Theo chuyên san Nature Nanotechnology, các nhà khoa học thuộc trường Bách khoa Lausanne (Thụy Sĩ) vừa nghiên cứu thành công một loại vật liệu từ khoáng vật molybdenite (MoS2) có thể giúp chế tạo ra các bộ vi mạch nhỏ hơn và tiết kiệm điện hơn nhiều so với hiện nay.
-
Các nhà khoa học thuộc tập đoàn xây dựng Shimizu của Nhật vừa tiết lộ kế hoạch đầy tham vọng nhằm sản xuất điện trên Mặt trăng. Nếu trở thành hiện thực, dự án này có thể tạo ra 13.000 tỷ KW điện từ năng lượng Mặt trời. Lượng điện khổng lồ này sẽ được truyền về Trái đất bằng tia laser hoặc sóng ngắn.
-
Các nhà khoa học Mỹ và Thụy Sĩ đã phát triển thành công một loại máy có khả năng biến năng lượng mặt trời thành nhiên liệu. Nguyên lý hoạt động của máy dựa trên sự hội tụ tia nắng mặt trời vào một tấm ôxít kim loại có tên khoa học là Ceria để tách nguyên tử hy-đrô ra khỏi nước
-
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Hebrew, ở Jerusalem, Israel, đã đạt được bước đột phá trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học nano, họ đã thành công trong việc làm thay đổi tính chất tinh thể nano với các nguyên tử tạp chất, thông qua một quá trình được gọi là doping. Điều này đã mở đường cho việc sản xuất các tinh thể nano bán dẫn đã được tăng cường tính năng dẫn điện
-
Mới đây, tại Hội nghị trao giải công trình đoạt giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt nam và giải thưởng WIPO năm 2010, đề tài thuộc lĩnh vực tiết kiệm năng lượng và năng lượng mới của PGS,TS Võ Chí Chính và cộng sự, Khoa Công nghệ Nhiệt điện lạnh - Trường đại học Bách khoa - Ðại học Ðà Nẵng đã nhận được giải nhì bởi ưu điểm nổi bật là biến đổi trực tiếp năng lượng thác nước và dòng chảy thành cơ năng chạy các máy lạnh, giúp giảm giá thành đá thành phẩm xuống chỉ còn 35% so với chạy điện.
-
Lấy lại nguồn năng lượng đã qua sử dụng, bảo vệ môi trường và tạo ra các sản phẩm có ích cho đời sống là ý nghĩa của đề tài tái sử dụng pin điện thoại di động. Đây là nghiên cứu khoa học của nhóm AFour gồm 5 thành viên lớp 11A4 trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM).
-
Hoạt động nghiên cứu và phát triển dự án Solar Soldier trong 2 năm, nhằm sản xuất thiết bị thu nhận năng lượng bằng cách kết hợp giữa pin mặt trời và các thiết bị nhiệt điện. Nhóm thực hiện, gồm 15 nhà khoa học và nhà nghiên cứu từ Glassgow, Loughborough, Strathclyde, Leeds, Reading và Đại học Brunel, sẽ cùng nhau nghiên cứu các cách thức quản lí, lưu trữ và sử dụng nhiệt do hệ thống này sản sinh ra.
-
Viện mặt trời Úc và Trung tâm nghiên cứu quốc gia về hàng không học và vũ trụ Đức đang cùng nhau chia sẻ thông tin để phát triển công nghệ mặt trời. Trong khuôn khổ bản ghi nhớ do ông Kim Carr - Bộ trưởng bộ Cải cách, Công nghệ và Khoa học và Nghiên cứu ký tuần qua tại Berlin, ASI và DLR sẽ cùng hợp tác tăng cường công nghệ, nhằm đưa năng lượng mặt trời trở thành nguồn năng lượng bền vững trên toàn cầu.
-
Theo tạp chí Applied Physics Letters, các nhà khoa học New Zealand đang nghiên cứu chế tạo một loại máy phát điện "mềm" làm bằng cơ nhân tạo, dùng tụ điện biến thiên giúp chuyển hóa cơ năng thành điện năng.
-
Các nhà khoa học tại Phòng Thí nghiệm quốc gia Pacific Northwest của Mỹ vừa sáng chế một loại máy điều hòa có thể sử dụng nhiệt thải để làm mát.Trong máy điều hòa, thay vì dùng điện thì nước sẽ được nhiệt thải đun nóng để vận hành quá trình làm mát.
-
Viện khoa học quốc gia Australia đang phối hợp cùng với các trường đại học hàng đầu trong một dự án nghiên cứu trị giá 8,3 triệu dolla Australia(178 tỷ VND) sử dụng enzim sản xuất nhiên liệu sinh học từ cây khô. Dự án nằm trong kế hoạch của Nhóm năng lượng chuyển đổi thuộc Tổ chức nghiên cứu Khoa học & Công nghiệp nhằm tìm kiếm cách thức hữu hiệu dùng cây khô sản xuất năng lượng bền vững cung cấp cho xe hơi, xe tải, thậm chí máy bay.
-
Trong khuôn khổ chương trình của hội đồng nghiên cứu Anh RCUK, Khoa học Nano từ nghiên cứu tới ứng dụng, Hội đồng nghiên cứu kĩ thuật và khoa học EPSRC và Viện chiến lược công nghệ (TSB) đang đầu tư vào 4 dự án hợp tác nghiên cứu và phát triển đầu ngành. Các dự án này đã chỉ ra các thách thức trong việc thiết lập chuỗi cung ứng và phát triển công nghệ.
-
Những chiếc lá nhân tạo sẽ hấp thụ năng lượng mặt trời để tạo ra một nguồn năng lượng giá rẻ có hiệu năng cao vừa được các nhà khoa học Viện công nghệ Massachusetts (Mỹ) chế tạo thành công.
-
Trong bối cảnh nguồn nhiên liệu cung cấp cho hoạt động của các loại động cơ ngày một khan hiếm và tăng giá, gần đây nhất, xăng A92 đã tăng đến 21.300 đồng/lít, một số nhà khoa học VN đã nghiên cứu cách thay thế xăng dầu bằng nước lã, chất thải...
-
Từ 1 tấn rơm rạ, có thể cho ra 250kg nhiên liệu lỏng... Các nhà khoa học thuộc viện Hóa học (Viện KH&CN Việt Nam) vừa sản xuất thành công loại dầu sinh học (Bio-oil) từ rơm rạ bằng công nghệ nhiệt phân.
-
Những biến động cổ xưa làm hình thành một tầng đá và bồn nước cực nóng nằm khá gần mặt đất. Các nhà khoa học Anh đang xúc tiến khai thác lượng nhiệt và hơi nước này. Hiện tại, một giàn khoan nhỏ cao khoảng 15m đang dần khoan qua các lớp đá cát và đá bùn với tốc độ 6m/giờ. Mũi khoan đã xuống đến 152m và độ sâu dự kiến sẽ là 2,1km. Tại đây, mũi khoan sẽ khai thác một bồn nước nóng bị khóa giữa những tầng đá sâu. Đợt bơm nước nóng đầu tiên có thể sẽ thực hiện trong tháng Năm.
-
Tờ Daily Mail đưa tin, một nhóm các kỹ sư tin học và điện tử thuộc Viện nghiên cứu công nghệ và khoa học Beckman (Mỹ) đã sử dụng các ống carbon - có kích thước nano, nhỏ hơn 10.000 lần so với kích thước của một sợi tóc – để thay thế cho các dây dẫn kim loại trong pin của điện thoại di động. Với thiết kế này, các nhà khoa học tin rằng thời gian sử dụng của pin điện thoại di động có thể tăng lên tới 100 lần.
-
Các nhà khoa học đã chế tạo thành công một loại pin lithium-ion tiên tiến, lý tưởng để cung cấp năng lượng cho những chiếc xe điện sắp được giới thiệu vào thị trường. Loại pin mới này có thể dự trữ một lượng năng lượng lớn trong một đơn vị thể tích nhỏ cũng như có công suất cao đồng nghĩa với việc nó có thể cung cấp điện ngay cả ở nhiệt độ khắc nghiệt nhất.
-
Theo các nhà khoa học, tính chất của isobutyl alcohol gần giống với xăng thông thường, do đó loại nhiên liệu này có thể pha trộn với xăng với bất kỳ tỷ lệ nào, qua đó giúp hạ thấp giá thành chế tạo và sử dụng.
-
Các nhà khoa học thuộc đại học tổng hợp Cornell đang có hi vọng dùng một số loại vi khuẩn trong chất thải nhà máy bia để sản xuất xăng sinh học và các sản phẩm hữu ích khác. Largus T. Angenent, phó giao sư ngành kỹ thuật sinh học và môi trường, tác giả chính cùng trợ lý Jeffrey J. Werner gần đây đã đăng một bài viết về nghiên cứu của mình trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (Biên bản của Viện hàn lâm khoa học quốc gia).