Friday, 15/11/2024 | 23:33 GMT+7
Sáu trường đại học của Anh đang cùng chung tay phát triển túi pin mặt trời xách tay cho quân đội Anh. So với các thiết bị đang sử dụng, loại pin mới này nhẹ hơn tới 50%.
Hoạt động nghiên cứu và phát triển dự án Solar Soldier trong
2 năm, nhằm sản xuất thiết bị thu nhận năng lượng bằng cách kết hợp giữa pin mặt
trời và các thiết bị nhiệt điện. Nhóm thực hiện, gồm 15 nhà khoa học và nhà
nghiên cứu từ Glassgow, Loughborough, Strathclyde, Leeds, Reading và Đại học
Brunel, sẽ cùng nhau nghiên cứu các cách thức quản lí, lưu trữ và sử dụng nhiệt
do hệ thống này sản sinh ra.
Binh lính cần mang theo các loại pin đa chức năng để nạp nhiên liệu cho các thiết bị như súng, radio, thiết bị GPS. Họ phải sạc điện vài giờ liền cùng một lúc, thông thường là trong điều kiện khắc nghiệt. Các cuộc thử nghiệm trước đó nhằm giảm cân nặng cho quân trang mà họ phải mang, thông thường là vào khoảng từ 45 – 70 kg, bao gồm sử dụng pin mặt trời, pin Li-ion gắn vào quần áo, và các phương tiện tự lái như kiểu xe ngựa.
Giáo sư Duncan Gregory thuộc trường Đại học Glasgow cho biết: “Lực lượng bộ binh cần điện năng cho súng, radio, hệ thống định vị toàn cầu và các thiết bị quan trọng khác”.
“Với các thiết bị năng lượng mới này, cân nặng sẽ được phân bổ theo một cách khác. Nó sẽ nhẹ hơn các loại pin chúng ta thường sử dụng, khi chúng ta đang muốn giảm kích cỡ của chúng mà không thay thế chúng hoàn toàn. Pin có thể chiếm khoảng 10% trong tổng cân nặng mà một người kính hiện phải mang”.
“Bằng cách khiến cho thiết bị trở nên hiệu quả và thoải mái hơn cho người dùng, hệ thống mới này có thể đóng một vài trò nhất định trong việc đảm bảo tính hiệu quả của các hoạt động của quân đội. Chúng sẽ trở nên linh hoạt hơn”.
“Các thiết bị nhiệt điện biến đổi nhiệt thành năng lượng điện. Ý tưởng lần này là thu năng lượng và lưu trữ chúng bằng cách sử dụng pin lithium kết hợp với tụ điện cỡ to. Theo tôi biết thì trên thế giới hiện nay không có thiết bị tích hợp nào như thế này”.
Ông Gregory kết luận: “Chúng tôi mong muốn sẽ sản xuất được hệ thống thử nghiệm trong vòng 2 năm. Chúng tôi dự đoán rằng công nghệ mà chúng tôi phát triển sẽ thích hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Một khả năng là sẽ sử dụng trong các ứng dụng vũ trụ phù hợp nhằm cung cấp điện năng cho vệ tinh”.
Dự án đã nhận được khoản hỗ trợ trị giá 650 nghìn bảng từ Hội đồng nghiên cứu khoa học vật lí và kĩ thuật và Bộ Quốc Phòng.
Lê My (theo solarpowerportal.co.uk)