-
Phát biểu tại hội nghị, ông Pradeep Chaturvedi, chủ tịch Hiệp hội vì sự tiến bộ của khoa học (Ấn Độ) tại New Delhi cho biết mức tiêu thụ năng lượng tại các nước đang phát triển đang trở thành những thách thức lớn về môi trường.
-
Một trong những mục tiêu hành động cơ bản của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam là khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ mới thân thiện với môi trường vào sản xuất.
-
Các nhà nghiên cứu thuộc Cơ quan Khoa học quốc gia Australia (CSIRO) đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc sản xuất các tấm pin quang điện để biến ánh sáng mặt trời thành điện năng theo kỹ thuật in ấn.
-
Dự án “mặt trời nhân tạo” sản xuất nguồn năng lượng sạch và an toàn có thể sẽ chấm dứt sự phụ thuộc vào những nguồn nhiên liệu đang cạn kiệt dần trên trái đất. Trụ sở nghiên cứu dự án “mặt trời nhân tạo” nằm bên ngoài thành phố Toki thuộc tỉnh Gifu, Nhật Bản. Nếu thành công, dự án khoa học này sẽ ảnh hưởng đến đời sống của mọi cư dân trên trái đất.
-
45 đề tài và 16 dự án sản xuất thử nghiệm vừa được Bộ Khoa học – Công nghệ phê duyệt là các nhiệm vụ KH-CN cấp nhà nước và cấp kinh phí thực hiện trong năm 2011. Trong đó, dự án động cơ điện bằng ánh sáng được đầu tư tới 4 tỷ đồng.
-
Các nhà khoa học Australia đã nghiên cứu cách sản xuất các tấm pin mặt trời bằng cách “in” các đơn vị quang điện biến quang năng thành điện năng lên đế polyme và tạo ra những thay đổi lớn trong việc sử dụng điện mặt trời.
-
Tại một cuộc họp báo diễn ra tại Bắc Kinh vào thứ 5 tuần qua, ông Zhang Laiwu, phó bộ trưởng bộ khoa học và công nghệ đã phát biểu rằng chính bởi sự phát triển từ sớm của loại phương tiện xanh này tại Trung Quốc mà kiểu dáng, mẫu mã công nghiệp của chúng đã từng là độc nhất trên thế giới.
-
Discoverty cho biết, các nhà khoa học Hàn Quốc mới đây đã chế tạo thành công một loại vật vật liệu tí hon từ quặng kẽm có thể tạo ra điện năng từ sóng âm thanh. Nghiên cứu này có thể được dùng để phát triển các tấm pin có thể sạc điện cho chiếc điện thoại từ các cuộc nói chuyện qua điện thoại, thậm chí có thể cung cấp nguồn điện cho mạng lưới điện quốc gia từ những tiếng ồn trong giờ cao điểm.
-
Tại một hội nghị năng lượng quốc tế đang diễn ra ở Montreal (Canada), các nhà khoa học đã kêu gọi phát triển năng lượng sinh học từ rác thải nhằm hỗ trợ cho nguồn cung về năng lượng đang ngày càng thiếu hụt. Các nhà khoa học cảnh báo rằng với mức độ sử dụng nhiên liệu của thế giới như hiện nay, dự trữ dầu mỏ, khí đốt sẽ chỉ đủ dùng trong khoảng vài thế kỷ nữa.
-
Các nhà nghiên cứu của ĐH Leeds (Anh) và Học viện Khoa học Trung Quốc vừa chế tạo một hệ thống sử dụng khí nitơ để giảm tiêu thụ nhiên liệu trong các nhà máy sản xuất điện.
-
Một nghiên cứu phối hợp giữa các nhà khoa học của Viện Công nghệ Massachusetts và ĐH Maryland, Mỹ đã tạo ra một loại pin từ virus có thể dệt vào quần áo để cung cấp năng lượng cho các thiết bị cầm tay một cách tiện lợi.
-
Ngày 17/9/2010, tại TP. Huế, đã diễn ra Hội nghị các trung tâm TKNL toàn quốc lần thứ 3, do Văn phòng TKNL Bộ Công Thương tổ chức. Ông Nguyễn Đình Hiệp, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Chánh văn phòng TKNL đã tới dự và chủ trì hội nghị. Hội nghị các trung tâm TKNL toàn quốc lần thứ 3 được tổ chức nhằm mục tổng kết các hoạt động của các trung tâm TKNL trong năm 2010, những khó khăn và thuận lợi, qua đó, tìm ra những giải pháp tháo gỡ trong những năm tiếp theo.
-
“Năng lượng xanh” là chủ đề hội thảo khoa học mới đây do Liên Hợp quốc (LHQ) tổ chức nhằm mục đích thu thập những đóng góp từ các chuyên gia về chiến lược tận dụng nguồn năng lượng xanh, tái sinh (RET) để phát triển nông thôn bền vững.
-
"Ngày hội Bến Tre thực hiện tiết kiệm năng lượng" hứa hẹn sẽ có nhiều hoạt động thú vị và bổ ích liên quan đến sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường. Chương trình do Sở Khoa học Công nghệ Tỉnh Bến Tre phối hợp với Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng TP Hồ Chí Minh tổ chức.
-
Ngày 9/9/2010, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2006-2010. Thứ trưởng Đỗ Hữu Hào đã tới dự và chủ trì hội nghị. Tới dự hội nghị có trên 150 đại biểu đến từ các cơ quan Bộ, Ngành liên quan, cơ quan nghiên cứu khoa học, các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Bộ Công Thương; đại diện Bộ Khoa học và công nghệ cùng đông đảo cơ quan thông tấn báo chí.
-
Các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Massachusetts và Đại học Maryland của Mỹ vừa chế tạo cực dương và cực âm của pin lithium bằng cách lợi dụng hai loại virus khác nhau.
-
Các nhà khoa học Mỹ cho biết họ đã tìm ra một dạng vật liệu nano mới dạng tinh bột có thể dùng để tích trữ gas, thực phẩm hoặc sử dụng cho công nghệ y học và... đặc biệt, chúng còn có thể ăn được.
-
Bụi, bẩn và thỉnh thoảng phân chim có thể làm giảm hiệu quả của các tấm pin mặt trời. Đối với các hệ thống pin quy mô gia đình, chỉ cần rửa sạch bằng tay nhưng đối với các hệ thống lớn lắp đặt trên khoảnh đất lớn hoặc mái nhà, điều đó có thể sẽ là cả một vấn đề. Hiện nay, các nhà khoa học từ Đại học Boston đã đưa ra một giải pháp: các tấm pin năng lượng mặt trời có khả năng tự làm sạch dựa trên công nghệ được sử dụng trên sao Hỏa.
-
Với các cao ốc mới, việc tiết kiệm năng lượng thường được chủ đầu tư tính toán ngay từ khâu thiết kế. “Chuẩn bị lên bản vẽ toà nhà Green Power (mới khánh thành vào ngày 5.8.2010), chúng tôi có hẳn một đề tài khoa học thiết kế sao cho toà nhà vận hành một cách tiết kiệm nhất về năng lượng”, ông Phạm Quốc Bảo, phó tổng giám đốc tổng công ty Điện lực TP.HCM cho biết.
-
Vào giờ cao điểm, các nhà máy điện luôn phải hoạt động căng thẳng hết công suất, tiêu thụ nhiên liệu nhiều gây tốn kém và tăng thêm lượng khí thải ra môi trường. Chính vì thế, các nhà khoa học đã tìm ra một phương pháp mới giá rẻ, có thể lưu trữ năng lượng dư thừa và sau đó sử dụng trong các giờ cao điểm.