-
Việt Nam là một trong số các quốc gia có nguồn tài nguyên năng lượng nghèo nàn, song việc khai thác và sử dụng lại không tối ưu và có thể nói là hiện nay chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa của thiếu năng lượng trầm trọng. Do đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm năng lượng là vấn đề hết sức cấp bách và cần phải được tiếp cận một cách toàn diện và khoa học.
-
Ngày 8 tháng 9 năm 2009 tại Văn phòng Quốc hội, 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Thường trực Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã tổ chức hội nghị thẩm tra sơ bộ dự án Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Hội nghị do ông Đặng Vũ Minh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội chủ trì với sự tham dự của đại diện lãnh đạo Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội chuyên trách, Thứ trưởng thường trực Bộ Công Thương, Ông Bùi Xuân Khu cùng đại diện Ban soạn thảo dự án Luật.
-
Các nhà khoa học cho biết, để sản xuất 1m3 bia, các nhà máy của Việt Nam phải tốn từ 10-20m3 nước, 200-285 kWh điện, trong khi công nghệ tốt nhất được sử dụng tại một số nước Đông Nam Á hiện thời là 4-6m3 nước và 120 kwh điện. "Những con số biết nói" ấy phần nào cho thấy thực trạng sử dụng công nghệ trong các ngành kinh tế của ta và vì sao hàng Việt khó có sức cạnh tranh trên thị trường.
-
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế do Trường ĐH Oxford đứng đầu đã “nhìn” được vào khối vật chất dày đặc và nóng ở trung tâm các hành tinh, nhờ vậy đã hiểu biết sâu hơn về những phản ứng nhiệt hạch có kiểm soát. Toàn bộ công trình được công bố trên Tạp chí Nature Physics.
-
Trong cuộc chạy đua tìm kiếm những nguồn năng lượng mới nhằm thay thế cho nguồn năng lượng đang dần cạn kiệt trên trái đất, giới khoa học đã tìm mọi cách tận dụng nguồn năng lượng vô tận từ vũ trụ, mà đặc biệt là năng lượng mặt trời. Nguồn năng lượng đó đã giúp các nhà khoa học ứng dụng và vận hành thành công nhiều phát minh khoa học độc đáo, đồng thời mở ra những cơ hội khai thác năng lượng mới cho toàn nhân loại.
-
Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp bằng sáng chế số 1 - 0007596 về Máy bơm nước chạy bằng sức gió cho chủ sở hữu Phạm Mã Nhi, 14 A/51 Thái Phiên Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
-
Theo số liệu thống kê của Bộ khoa học công nghệ, hàng năm VN sản xuất khỏang 35 tỷ kwh điện, trong đó các nguồn năng lượng chủ yếu gồm thủy điện 59%, than 10%, gas 14%, máy điện 7% và nguồn năng lượng khác 7%.
-
Sáng kiến của anh nông dân 19 tuổi William Kamkwamba đến từ Malawi đã làm các nhà khoa học, nhà thiết kế đang dự Hội nghị công nghệ cao TED Global ở Oxford (Anh) ngạc nhiên. Năm 14 tuổi, anh đã tự tay chế tạo máy phát điện từ sức gió.
-
Theo Đài NHK (Nhật Bản), các nhà khoa học nước này đang tiến hành một nghiên cứu đặc biệt, dùng vi khuẩn trên ruộng lúa để sản xuất điện.
-
Các nhà khoa học vừa tìm ra một loại chất liệu polyme có thể làm xúc tác rất hiệu quả cho quá trình sản xuất nhiên liệu hy-đrô bằng quang năng và nước. Chất liệu này đáp ứng những yêu cầu cơ bản đối với một xúc tác lí tưởng, đó là sự phong phú, dễ sử dụng và tính không độc của nó, và họ cũng đã nỗ lực để đưa phương thức sản xuất năng lượng “xanh” thay thế này trở thành xu hướng chủ đạo.
-
Các nhà khoa học Anh vừa chế tạo thành công một loại máy phát điện siêu nhỏ, tạo ra điện năng nhờ các dao động chung quanh nó.
-
Giải pháp cắt điện luân phiên của Tổng Công ty Điện lực nhằm tiết kiệm điện chỉ mang tính tình thế. Nguy hại hơn, giải pháp này còn phản tác dụng, xét trên khía cạnh nào đó, nó gây ra sự lãng phí rất lớn.” – Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải – Giám đốc Trung tâm tư vấn tiết kiệm điện năng và dung dịch hoạt hóa điện hóa (Viện Khoa học Việt Nam) bức xúc.
-
Các nhà khoa học Mỹ cho biết họ vừa chế tạo thành công loại pin làm từ vi-rút sinh học không khác các loại pin sạc điện hiện có trên thị trường. Đồng thời loại pin này còn có thể cung cấp điện năng cho nhiều loại máy móc cầm tay loại nhỏ.
-
Trong khuôn khổ Chương trình xây dựng văn bản pháp luật của Quốc hội, sáng 15 tháng 7, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, 35 Ngô Quyền Hà Nội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
-
Trong hai ngày 21 và 22-5, Trung tâm Công nghệ sinh học và Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (Sở KH-CN TP Đà Nẵng) phối hợp với BQL Dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ (ECSME) tổ chức khóa tập huấn tiết kiệm năng lượng cho hơn 40 DN hoạt động trong lĩnh vực giấy và dệt nhuộm trên địa bàn Đà Nẵng.
-
Một nhà khoa học Anh vừa tìm ra cách biến rác thải từ cây chuối thành một loại than bánh để nấu nướng, thắp sáng và sưởi ấm. Giải pháp này có thể ngăn chặn nạn phá rừng và giúp nhiều người thoát khỏi cảnh nghèo đói.
-
Các nhà khoa học Mỹ đã chế tạo thành công chiếc bóng đèn nhỏ nhất thế giới. Khi có điện, trông nó giống như một chấm sáng.
-
Các nhà khoa học tính toán rằng, nếu khai thác hết khí metan trong các khối băng cháy, loài người sẽ có được nguồn năng lượng sạch vô cùng lớn trong tương lai.
-
Ngày 20 tháng 4 năm 2009, Đoàn khảo sát về chính sách tiết kiệm năng lượng do đồng chí Nghiêm Vũ Khải - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội dẫn đầu đã bắt đầu chuyến công tác tại 3 nước Pháp, Bỉ, Hà Lan.
-
Trong đề tài khoa học trọng điểm cấp nhà nước KC.07.18, PGS. TS Trần Thanh Kỳ (Trung tâm Nghiên cứu Thiết bị nhiệt và Năng lượng mới, Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh) đã nghiên cứu và chế tạo thành công máy lạnh hấp thụ (NH3+ H2O) không cần sử dụng điện, mà sử dụng các loại nhiên liệu như than, dầu, khí đốt, than cám, trấu, mùn cưa ...để sản xuất nước đá.