-
Sản phẩm này là kết quả của đề tài "Nghiên cứu và sản xuất công tơ điện tử đa chức năng và hệ thống đo đếm điện năng từ xa", đoạt giải nhì Cuộc thi sáng tạo khoa học và công nghệ Việt Nam năm 2010 về lĩnh vực tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới.
-
iệt Nam rất mong nhận được sự giúp đỡ nhiều hơn từ WB trong việc phát triển nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo. Đồng thời, Bộ trưởng bày tỏ mong muốn WB tham gia hỗ trợ nhiều hơn nữa cho Chương trình tiết kiệm điện Quốc gia.
-
Lễ khánh thành tua bin số 1 trong 66 tua bin của Dự án điện gió Bạc Liêu công suất 99MW dự kiến diễn ra vào ngày 8-11 tại Nhà máy Điện gió Bạc Liêu
-
Để các sản phẩm từ năng lượng mặt trời được ứng dụng rộng rãi, Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia đầu tư, phát triển ngành năng lượng mới này lên quy mô công nghiệp.
-
Đến năm 2015, tiềm năng năng lượng mới và tái tạo trên địa bàn Hà Nội khoảng hơn 600.000 MWh từ các nguồn năng lượng: mặt trời, rác thải và khí sinh học.
-
Tập đoàn điện lực quốc gia Trung Quốc đã thành lập 08 phòng nghiên cứu về lĩnh vực năng lượng mới, đồng thời thúc đẩy xây dựng các cơ sở nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ngoài.
-
Các bộ trưởng năng lượng ASEAN đã nhất trí về mục tiêu chung cho khu vực, hướng tới tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo và các công nghệ năng lượng mới, nhằm đảm bảo khả năng phục hồi và tăng trưởng một cách bền vững của ASEAN
-
Dự kiến đến năm 2015 Hà Nội sẽ có khoảng 632.450 MWh từ các nguồn năng lượng mới và tái tạo bao gồm năng lượng mặt trời, năng lượng rác thải và năng lượng khí sinh học.
-
Đạo luật năng lượng mới tập trung vào hai nội dung chính: một là thỏa thuận loại bỏ năng lượng hạt nhân nhưng với khung thời gian chậm hơn trước bằng cách kéo dài “tuổi thọ” của 17 nhà máy điện hạt nhân của Đức từ 8 – 12 năm; hai là thỏa thuận thực hiện một loạt mục tiêu chính sách về khí hậu và năng lượng ngắn và dài hạn,
-
Cuộc thi sáng tạo và tiết kiệm năng lượng nằm trong hoạt động của Hội chợ triển lãm về tiết kiệm năng lượng và năng lượng xanh nhằm cổ động, khuyến khích các bạn trẻ tham gia sáng tạo tiết kiệm năng lượng hoặc tìm kiếm ra nguồn năng lượng mới.
-
Tầm quan trọng của năng lượng mới và tái tạo đã được Chính phủ và các bộ ngành quan tâm phát triển, cộng thêm tiềm năng sẵn có, chỉ cần thêm cơ chế đủ mạnh
-
Trung tâm Đổi mới sản xuất Fraunhofer (Mỹ) đã đề xuất ý tưởng thiết kế một con tàu gắn hệ thống tái tạo năng lượng nhằm khai thác nguồn năng lượng từ những con sóng trên đại dương.
-
Năng lượng mới và tái tạo sẽ giúp Angiêri tiết kiệm được gần 600 tỷ m3 khí đốt trong vòng 25 năm.
-
Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả quy định các cơ sở sản xuất công nghiệp trọng điểm phải thực hiện kiểm toán bắt buộc, báo cáo tình hình sử dụng năng lượng, thiết lập các hệ thống quản lý năng lượng mới và hoàn thành kế hoạch nhằm đạt được các kết quả về tiết kiệm năng lượng.
-
Được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo sạch khá dồi dào, nhưng ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo vẫn ở bước đầu chập chững và còn nhiều hạn chế ở Việt Nam. Theo “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050”, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2007, mục tiêu hướng tới của các nguồn năng lượng mới và tái tạo vẫn còn ở mức khiêm tốn (đạt tỉ lệ khoảng 5% tổng năng lượng thương mại sơ cấp đến năm 2010 và 11% vào năm 2050).
-
Theo quyết định mới nhất của Chính phủ, sau ba tháng tạm dừng, 8 trong số 17 nhà máy điện hạt nhân sẽ ngừng hoạt động vĩnh viễn. Nước Đức đang hướng tới phát triển năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường, thay thế dần điện hạt nhân, nhằm đạt được phát triển bền vững, đảm bảo môi trường sống của con người.
-
Tháng 4/2011 vừa qua, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã chính thức gửi văn bản số 529/HHMĐ tới Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ NNPTNT, Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội về vấn đề phát điện từ bã mía. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã ban hành công văn 2553/VPCP – KTN giao Bộ Công Thương đưa nguồn điện phát từ bã mía của các nhà máy đuờng vào Chiến lược Quy hoạch phát triển nguồn năng lượng mới và tái tạo Việt Nam, trình Thủ tướng xem xét phê duyệt
-
Tại cuộc hội thảo bàn về tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng tiết kiệm năng lượng do ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức hôm qua, các chuyên gia đã nêu lên những vấn đề đáng để Việt Nam phải học tập. Ví dụ, trong giai đoạn 2005 – 2010, nhờ sử dụng công nghệ sản xuất năng lượng sạch, Trung Quốc đã tạo được thêm 445 triệu kWh năng lượng mới, trong đó, có 21,58% từ thuỷ điện và 0,86% từ điện nguyên tử; đã đóng cửa các nhà máy than cũ, quy mô nhỏ với tổng cộng 72,1 triệu KWh, xây dựng thêm nhiều nhà máy với năng suất cao và hiệu quả hơn từ các nhà máy cũ.
-
Nhằm thực hiện mục tiêu trở thành “thủ đô ôtô điện của châu Âu,” chính quyền thành phố London (Anh) vừa khai trương dự án Nguồn năng lượng mới London với việc lắp đặt thêm 150 điểm sạc điện ôtô trong nội đô.Theo kế hoạch, trong vòng ba năm tới, số lượng điểm sạc điện ôtô ở thành phố này sẽ được tăng lên 1.300, tức với mật độ chưa đầy 1 dặm (1,6km) có một điểm.
-
Phát triển kinh tế xanh là những hoạt động kinh tế dựa trên các nguyên tắc của phát triển bền vững, không gây tổn hại hoặc giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Ý tưởng phát triển kinh tế xanh được bắt đầu từ thập niên 70 của thế kỷ XX do áp lực từ cuộc khủng hoảng năng lượng 1972, 1973. Hiện nay, cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế đã làm lộ diện khá rõ tính chất thiếu bền vững của hệ thống kinh tế thế giới cũng như mô hình tăng trưởng của nhiều nước, do vậy đã đặt ra yêu cầu ngày càng cấp bách về phát triển kinh tế xanh.