-
Nhóm các bạn trẻ Nguyễn Phan Kiên, Hoàng Anh Dũng, Mạc Văn Hải, Vũ Văn Sang, Bùi Minh Hải (ở Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) đã nghiên cứu thiết kế thiết bị tiết kiệm điện TKD-N16 nhằm giúp các cơ quan, đơn vị không phải đầu tư nhiều mà vẫn tiết kiệm được điện năng.
-
Tờ Daily Mail đưa tin, một nhóm các kỹ sư tin học và điện tử thuộc Viện nghiên cứu công nghệ và khoa học Beckman (Mỹ) đã sử dụng các ống carbon - có kích thước nano, nhỏ hơn 10.000 lần so với kích thước của một sợi tóc – để thay thế cho các dây dẫn kim loại trong pin của điện thoại di động. Với thiết kế này, các nhà khoa học tin rằng thời gian sử dụng của pin điện thoại di động có thể tăng lên tới 100 lần.
-
Công ty Solar Junction - một công ty tách ra từ Đại học Stanford đang thiết kế những pin mặt trời tiếp đa tầng, có hiệu quả cao dùng cho thiết bị thu ánh sáng mặt trời tập trung. Viện nghiên cứu năng lượng tái tạo quốc gia đã chứng nhận khả năng vận hành với mức tiết kiệm 40.9% của loại pin này. Đây là con số khá cao so với mức tiết kiệm năng lượng từ 15-20% của loại tế bào mặt trời silicon điển hình, có khả năng biến đổi ánh sáng thành nhiệt năng.
-
Một nghiên cứu mới đây của Đại học Havard cho thấy khoản chi phí tiết kiệm trong quá trình vận hành không thể bù đắp được những tổn thất nhà máy nhiệt điện vô tình gây ra cho cộng đồng dân cư Mỹ, chừng 345 tỷ dolla.
-
Các nhà khoa học thuộc đại học tổng hợp Cornell đang có hi vọng dùng một số loại vi khuẩn trong chất thải nhà máy bia để sản xuất xăng sinh học và các sản phẩm hữu ích khác. Largus T. Angenent, phó giao sư ngành kỹ thuật sinh học và môi trường, tác giả chính cùng trợ lý Jeffrey J. Werner gần đây đã đăng một bài viết về nghiên cứu của mình trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (Biên bản của Viện hàn lâm khoa học quốc gia).
-
Theo một nghiên cứu mới đây, thị trường toàn cầu cho đèn L.E.D hiện ở mức 3,8 tỷ dolla năm 2010 sẽ tăng lên mức 8,3 tỷ dolla trong vòng 3 năm tới. Sự gia tăng nhận thức về tiết kiệm năng lượng cùng các gói kích thích tài chính toàn cầu đã tạo điều kiện thích hợp để công nghệ L.E.D và ứng dụng của nó là đèn sáng trắng trở nên phổ biến. Nếu thiếu những tiền để kể trên, việc ứng dụng công nghệ này sẽ rất tốn kém.
-
Nguồn chất thải từ nhà máy nhiệt điện đã được tiến sĩ Nguyễn Hồng Quyền và các đồng sự tại Phòng Công nghệ và Ứng dụng Vật liệu, Viện Khoa học Vật liệu (thuộc Viện Khoa học Công nghệ) nghiên cứu và chế tạo thành than hoạt tính và một loại chất phụ gia xây dựng có giá trị kinh tế cao.
-
Hãng Drayson và Đại học Aston sẽ phối hợp phát triển và thử nghiệm công nghệ phát thải ít carbon ở ô tô. Nhóm thực hiện sẽ nghiên cứu nhiên liệu sinh học thế hệ thứ hai được sản xuất từ chất thải sinh khối như rơm, gỗ và nước thải, từ đó sản xuất ra các loại ô tô trình diễn cao cấp, phát thải ít carbon.
-
Đó là một trong những kết luận của bản báo cáo Solar Generation 6 trong cuộc nghiên cứu do Hiệp hội Công nghiệp Quang điện Châu Âu (EPIA) và Greenpeace International thực hiện. Theo ước tính của nghiên cứu này, quang đện có thể đáp ứng 12% nhu cầu của châu Âu tới năm 2020 và 9% nhu cầu toàn thế giới tới năm 2030.
-
Một nhà nghiên cứu tại Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ quốc gia Hoa Kỳ (NIST) vừa phát minh ra phương pháp sản xuất cáp siêu dẫn nhiệt độ cao (HTS) nhỏ gọn và linh hoạt hơn so với loại cáp HTS hiện đang được lắp đặt trong các lưới điện đồng thời vẫn đảm bảo truyền được dòng điện có cường độ bằng hoặc lớn hơn.
-
Các nhà khoa học thuộc viện Hóa học, viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã sản xuất thành công nhiên liệu sinh học từ dầu thực vật thải.Cũng theo nhóm nghiên cứu, bên cạnh việc biến dầu thực vật thải thành nhiên liệu sinh học phục vụ đời sống con người, đề tài còn tối ưu hóa nguồn nguyên liệu xúc tác bằng cách sử dụng nguồn silic được chiết tách từ trấu, một loại sản phẩm nông nghiệp rẻ tiền, sẵn có ở Việt Nam.
-
Ô tô, xe quân sự, thậm chí các thiết bị tiêu hao nhiên liệu lớn trong tương lai sẽ hoạt động hiệu quả hơn nhờ ứng dụng một loại hợp kim được phát triển tại phòng thí nghiệm Ames thuộc viện năng lượng Hoa Kỳ. Một nhóm nghiên cứu của viện này mới đây đã thành công trong việc cải tiến một chất liệu điện nhiệt giúp tăng thêm 25% hiệu suất biến đổi nhiệt năng thành điện năng.
-
Nhóm tác giả gồm Lê Quốc Bảo, Lê Quốc Anh, Bùi Thanh Tùng, Hà Sơn Trí - khoa kỹ thuật xây dựng, Trường đại học bách khoa TP.HCM, đã nghiên cứu thành công cấu kiện panel tường và panel sàn làm từ bê tông nhẹ chất lượng cao tạo rỗng bằng hạt EPS (expanded polystyrene beads) dùng cho công trình xây dựng.
-
TS. Nguyễn Thế Bảo, hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề Việt Mỹ (TP.HCM) đã nghiên cứu thành công hệ thống điều hòa kết hợp giữa làm lạnh bay hơi và tách ẩm bằng chất hút ẩm (hai dung dịch hút ẩm LiCl và CaCl2). Ưu điểm của giải pháp này là tiết kiệm năng lượng cao, phù hợp sử dụng cho các không gian lớn như hội trường, siêu thị, sân bay, nhà hàng, vũ trường...
-
Quỹ khoa học quốc gia Mỹ (NSF) đã trao giải thưởng trị giá 80 nghìn đôla cho Paul J. Dauenhauer, trợ lí giáo sư, hiện đang làm việc tại Amherst, Đại học Massachusetts. Là một kĩ sư hóa học, anh Dauenhauer sẽ sử dụng giải thưởng của mình để thực hiện nghiên cứu cơ bản về sự phân hủy nhiệt của sinh khối gỗ trong quá trình nhiệt phân.
-
Các nhà khoa học tại Đại học Illinois đã tạo ra một bước đột phá đáng chú ý khi xác định được hàng tá enzyme vi khuẩn mà con người chưa biết tới trong khoang tiêu hóa cỏ cơ bản của bò. Những enzyme này đã giúp biến đổi switch-grass (một loại cỏ giống cỏ may ở Việt Nam), một nguồn năng lượng cho nhiên liệu sinh học tái tạo.
-
Đó là kết luận trong Chỉ số thành phố xanh châu Á – một cuộc nghiên cứu do Đơn vị tình báo kinh tế (EIU) thực hiện dựa trên xếp hạng từ 22 thành phố lớn của châu Á. Theo Channel News Asia, Singapore được đánh giá rất cao trong việc đề ra các mục tiêu đầy tham vọng có lợi cho môi trường cũng như các chiến lược hữu hiệu để đạt được chúng. Đặc biệt, trong chiến lược tiết kiệm năng lượng, Singapore đạt được điểm tối đa.
-
Theo dự báo mới nhất của Viện Nghiên cứu chiến lược, Chính sách công nghiệp (IPSI), nhu cầu sắn khô cho sản xuất Ethanol lên tới 1,2 triệu tấn/năm. Đây là dự báo mới nhất về nhu cầu sắn lát khô cho sản xuất nhiên liệu cồn sinh học Ethanol từ nay đến năm 2015, dựa trên công suất thực tế của các nhà máy đang hoạt động và sẽ đi vào hoạt động trong năm 2011.
-
Những “nhà máy” sản xuất điện mặt trời sẽ được xây dựng trên quỹ đạo của trái đất. Năng lượng điện sau khi được tạo ra sẽ được chuyển thành dạng vi sóng để truyền về trái đất thông qua các vệ tinh. Một hệ thống trên mặt đất sẽ chuyển những tín hiệu sóng này thành điện phục vụ sinh hoạt.
-
Pin giấy là một trong những sản phẩm nằm trong dự án phát triển các thiết bị AIMS từ giấy và các dẫn xuất. Loại pin này có thể ứng dụng trong máy tính bảng, điện thoại di động và các thiết bị y tế như máy tạo nhịp tim hoặc da điện tử... Các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu để đưa công nghệ lưu trữ năng lượng độc nhất vô nhị vào ứng dụng thực tế và thương mại hoá loại pin đặc biệt này.