-
Theo tạp chí Nguồn điện (Journal of Power Sources), một nhóm các nhà nghiên cứu khoa học quốc tế đã tạo ra pin mặt trời trong suốt, có tiềm năng ứng dụng vào nhiều loại vật liệu như cửa kính, tòa nhà, màn hình điện thoại... hứa hẹn tiết kiệm đáng kể nguồn năng lượng cho tương lai.
-
Văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương kêu gọi các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, các doanh nghiệp có ưu thế, kinh nghiệm về lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả xây dựng đề xuất nhiệm vụ dự kiến thực hiện trong năm 2022.
-
Lục bình gây tắc nghẽn kênh rạch đã trở thành năng lượng để thắp sáng và đun nấu cho nhiều hộ ở Long An nhờ dự án “Ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và tiến bộ kỹ thuật để xử lý lục bình tại Long An” do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Long An thực hiện.
-
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra một nguyên liệu cho pin quang năng, có thể giảm chi phí mà vẫn đạt hiệu quả 20.2%.
-
Một lượng lớn khí các-bon đi-ô-xít đã được thải ra từ đại dương theo một cách ít ai có thể ngờ tới. Đây cũng là chủ đề thú vị mà các nhà khoa học cần giải đáp để có thể hiểu thêm về tình hình biến đổi khí hậu.
-
Một nghiên cứu khoa học mới đây dự đoán, vào năm 2030, Nga có thể sử dụng 100% năng lượng tái tạo, và giảm chi phí năng lượng tới 20%.
-
Trong chuyến thăm tới các công ty nguyên tử của Nga mới đây, đại diện các tổ chức nghiên cứu khoa học và tổ chức chính phủ Việt Nam đã đến thăm, làm việc với Công ty Cổ phần Atomenergoproekt (Nga).
-
Một nghiên cứu khoa học của một nhóm các nhà nghiên cứu của Viện Năng lượng sinh học thuộc Bộ Năng lượng Hoa Kỳ đã tìm ra một loại vi khuẩn có thể sản xuất ra năng lượng sinh học trực tiếp từ sinh khối.
-
Một công ty của New Zealand đã phối hợp với Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp liên bang Úc (CSIRO) chế tạo Oxijet, loại "vòi sen khí" giúp tiết kiệm 50% lượng nước khi sử dụng.
-
Các nhà khoa học tại Cơ quan Nghiên cứu khoa học - kỹ thuật Singapore cùng trường đại học quốc gia nước này đã hợp tác sáng chế thiết bị thu thân nhiệt rồi chuyển thành điện năng cung cấp cho các thiết bị đã cấy ghép vào người bệnh.
-
Chương trình triển lãm 20 mô hình nghiên cứu khoa học, sáng tạo về nội dung biển đảo đã được khai mạc tối 3-5 thu hút đông đảo sinh viên và người dân địa phương tham quan.
-
MS Tûranor PlanetSolar, con tàu chạy bằng năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới đã trở lại đại dương một lần nữa – lần này là đi với mục đích nghiên cứu khoa học.
-
Cơ quan nghiên cứu khoa học Không quân Mỹ đã phát triển dự án tạo ra lá cây nhân tạo – một thiết bị chạy bằng năng lượng mặt trời với giá rẻ, có khả năng tách nước thành hydro và oxy, nhằm cung cấp năng lượng cho các pin nhiên liệu.
-
Công nghệ mới dựa trên một nghiên cứu khoa học mới đây trong ngành điện vi sinh học. Cuộc nghiên cứu hướng tới ứng dụng phát hiện về khả năng tạo ra dòng điện bên ngoài mặt tế bào của một số vi khuẩn.
-
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Hebrew, ở Jerusalem, Israel, đã đạt được bước đột phá trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học nano, họ đã thành công trong việc làm thay đổi tính chất tinh thể nano với các nguyên tử tạp chất, thông qua một quá trình được gọi là doping. Điều này đã mở đường cho việc sản xuất các tinh thể nano bán dẫn đã được tăng cường tính năng dẫn điện
-
Lấy lại nguồn năng lượng đã qua sử dụng, bảo vệ môi trường và tạo ra các sản phẩm có ích cho đời sống là ý nghĩa của đề tài tái sử dụng pin điện thoại di động. Đây là nghiên cứu khoa học của nhóm AFour gồm 5 thành viên lớp 11A4 trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM).
-
Viện khoa học quốc gia Australia đang phối hợp cùng với các trường đại học hàng đầu trong một dự án nghiên cứu trị giá 8,3 triệu dolla Australia(178 tỷ VND) sử dụng enzim sản xuất nhiên liệu sinh học từ cây khô. Dự án nằm trong kế hoạch của Nhóm năng lượng chuyển đổi thuộc Tổ chức nghiên cứu Khoa học & Công nghiệp nhằm tìm kiếm cách thức hữu hiệu dùng cây khô sản xuất năng lượng bền vững cung cấp cho xe hơi, xe tải, thậm chí máy bay.
-
Ngày 9/9/2010, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2006-2010. Thứ trưởng Đỗ Hữu Hào đã tới dự và chủ trì hội nghị. Tới dự hội nghị có trên 150 đại biểu đến từ các cơ quan Bộ, Ngành liên quan, cơ quan nghiên cứu khoa học, các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Bộ Công Thương; đại diện Bộ Khoa học và công nghệ cùng đông đảo cơ quan thông tấn báo chí.
-
Hội thảo “Hợp tác nghiên cứu khoa học và công nghệ Việt Nam - Hoa Kỳ” do Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Văn phòng Nghiên cứu hải quân toàn cầu, Trung tâm Công nghệ quốc tế quân đội Mỹ - Thái Bình Dương, Văn phòng Nghiên cứu và Phát triển không gian vũ trụ châu Á tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam nhằm đẩy mạnh hợp tác, trao đổi nghiên cứu khoa học.
-
Công trình nghiên cứu khoa học công nghệ “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thế hệ lò nung con thoi tiết kiệm năng lượng xây lắp bằng bông gốm chịu lửa” được triển khai trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá sâu sắc thực trạng nung đốt gốm thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên cơ sở lý thuyết chuyên ngành, thực tiễn sản xuất, xu thế phát triển hội nhập đi đến quyết định công nghệ mang tính chiến lược: đầu tư điều kiện hạ tầng, nguồn nhân lực kỹ thuật và tiến hành triển khai nghiên cứu chế tạo lò nung bông gốm chịu lửa cho Việt Nam.