-
Mặc dù mọi người đều muốn ngừng hoàn toàn việc sử dụng than để sản xuất năng lượng nhưng chúng ta cũng biết rằng chính phủ và khu vực tư nhân sẽ phải mất một thời gian dài nữa mới có thể chuyển toàn bộ sang các nguồn năng lượng sạch. Vì vậy trong thời kỳ chuyển giao này cần có những phương pháp có thể giảm thiểu tác động của việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch đối với môi trường.
-
Theo Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt – cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện đề án thông tin đại chúng về điện hạt nhân cấp quốc gia – thì mục tiêu đặt ra đến năm 2020, Việt Nam sẽ hoàn thành việc xây dựng và đưa tổ máy đầu tiên của nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào vận hành phát điện; và trong tương lai, điện hạt nhân sẽ trở thành một trong những nguồn năng lượng chủ lực của quốc gia.
-
Hôm qua 9/7/2010, tại Matxcova Tổng thống Liên Bang Nga Dmitry Medvedev đã tiếp Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh.Nội dung hội đàm của hai bên về các dự án chung trong các lĩnh vực thiết kế máy, khai thác mỏ, viễn thông và năng lượng. Điểm nổi bật của buổi hội đàm được đề cập là việc hợp tác năng lượng cũng như về khả năng Liên bang Nga sẽ xây nhà máy điện nguyên tử đầu tiên và một trung tâm nghiên cứu nguyên tử mới của Việt Nam.
-
Toshiba, tập đoàn chuyên về các linh kiện, thiết bị điện tử và các nhà máy điện hạt nhân, đã phát triển một loại pin lithium-ion có tuổi thọ cao và có thể xạc siêu nhanh, với tên gọi SCiB (Pin ion xạc siêu nhanh), và có kế hoạch áp dụng loại pin này cho xe hơi.
-
Nhà máy điện khí nóng mặt trời sử dụng năng lượng của gió tự nhiên và bức xạ mặt trời tại khu vực xung quanh nhà máy. Sau đó, nguồn năng lượng này sẽ được biến thành khí nóng theo dạng tầng, xoáy và lốc xoáy. Khí nóng đẩy luồng khí lên cao tới 80- 120 m làm động cơ quay. Tuabin phát điện với thiết kế đặc biệt sẽ thu nhận tối đa động năng của dòng không khí và biến chúng thành điện năng.
-
Bên cạnh việc chuẩn bị tốt các văn bản pháp lý về điện hạt nhân, Việt Nam đang rất tích cực đào tạo đội ngũ chuyên gia lĩnh vực này… Đó là nhận xét của nhiều chuyên gia nước ngoài tại hội thảo quốc tế “Công nghệ và an toàn nhà máy điện hạt nhân” do Bộ KH-CN vừa tổ chức.
-
Vào mùa hè, nhu cầu sử dụng điện cho các mục đích làm mát, chạy điều hòa, quạt điện của người dân tăng lên đáng kể. Theo số liệu chính thức của Bộ năng lượng Mỹ, một ngôi nhà tiêu chuẩn sử dụng hơn 50% năng lượng cho việc điều hòa không khí. Trong khi đó, khả năng cung cấp của các nhà máy điện là có hạn. Do vậy, không chỉ ở Việt Nam, nhiều khu vực trên thế giới thường xuyên xảy ra tình trạng cắt điện trong nhiều ngày, gây bất tiện trong sinh hoạt của người dân cũng như những thiệt hại cho nền kinh tế địa phương.
-
Trong tình hình căng thẳng điện như hiện nay, nông dân nhiều nơi đã có sáng kiến tự chế các “nhà máy” điện phục vụ việc sản xuất, sinh hoạt của mình và cả người dân trong thôn xóm
-
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt định hướng quy hoạch phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2030. Theo quy hoạch, có 8 địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại 5 tỉnh, gồm: Ninh Thuận, Bình Định, Phú Yên, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, mỗi địa điểm có khả năng xây dựng từ 4 - 6 tổ máy.
-
Nhu cầu năng lượng hạt nhân chắc chắn sẽ tăng để ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), GS Jor – Shan Choi, Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân Khoa học Kỹ thuật&Quản lý Hạt nhân, ĐH Tokyo, Nhật Bản, phát biểu trong Hội nghị Quốc tế Công nghệ và An toàn Nhà máy điện Hạt nhân ngày 17-6 tại Hà Nội.
-
Tại hội nghị quốc tế về "Công nghệ và an toàn nhà máy điện hạt nhân" ngày 17/6, các nhà khoa học trong nước và quốc tế cùng trao đổi các vấn đề liên quan đến phát triển điện hạt nhân và đảm bảo an toàn cho nhà máy điện hạt nhân, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang có những khởi động cho việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận.
-
Những nhà máy điện khai thác sức gió bay lơ lửng trên không đã từng là giấc mơ, nhưng năm 2010, giấc mơ đã thành sự thực với mẫu máy bay mang tuabin và động cơ tạo ra điện trên trời.
-
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Nga đang trong quá trình thảo luận với Iran về khả năng xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới ở nước cộng hòa Hồi giáo này.
-
Phát biểu trước báo giới ngày 9/6, đại diện hãng Abu Dhabi Future Energy Company (Masdar), thuộc Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), tuyên bố, các tập đoàn Total (Pháp) và Abengoa Solar (Tây Ban Nha) sẽ cùng với Tiểu vương quốc Abu Dhabi xây dựng nhà máy điện năng lượng Mặt Trời tập trung lớn nhất trên thế giới.
-
Nhà máy điện gần làng Drax, cách Luân Đôn 150 km về phía Bắc thường tích trữ nhiều đống than lớn có khối lượng khoảng 3 triệu tấn ở phía tây nhà máy. Tuy nhiên, gần đây những người đứng đầu Drax Group, tập đoàn sở hữu nhà máy điện lại tự hào về một nguồn nhiên liệu khác ở phía Bắc: hàng nghìn kiện cỏ voi được xếp thành cột cao khoảng 9 m.
-
ENN Solar Energy là nhà sản xuất mô-đuyn năng lượng mặt trời hiệu suất cao sử dụng khớp nối tiếp đôi silicon hàng đầu thế giới. Dòng sản phẩm phim mỏng Applied SunFab của hãng đã đạt được hiệu suất 9,2%. Với hiệu suất này, mỗi mô-đuyn phim mỏng siêu lớn 5,7 m2 có thể sản xuất hơn 500W điện sạch, cho phép người dùng có thể dễ dàng xây dựng những nhà máy điện mặt trời quy mô lớn với chi phí thấp.
-
Theo thỏa thuận, Apollo sẽ đầu tư 60 triệu NDT (tương đương 8,75 triệu đô la Mĩ) để xây dựng nhà máy điện quang điện mẫu2 MW và sẽ chịu trách nhiệm xây dựng toàn bộ dự án, bao gồm cả các khâu quy hoạch, thiết kế, xây lắp của trạm năng lượng mặt trời . Trạm quang điện mẫu2MW dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào tháng 9 năm 2010.
-
Chủ tịch Ủy ban năng lượng hạt nhân của Bangladesh Mosharraf Hossain cho biết Bangladesh và Nga đã ký thỏa thuận sơ bộ hợp tác về việc xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân tại nước này. Theo kế hoạch, nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Bangladesh, với chi phí xây dựng ít nhất là 1,5 tỷ USD, sẽ đi vào hoạt động năm 2017.
-
Hồi tháng 3 vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, trong một cuộc họp báo với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đã cho rằng sẽ là quá sớm khi đưa nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Iran vào hoạt động trong năm 2010.
-
Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 được thiết kế với công suất 750 MW nhằm phát triển nguồn điện nhằm góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt điện năng của hệ thống điện quốc gia trong giai đoạn 2006 – 2015. Ngân hàng Crédit Agricole Corporate and Investment (Pháp) sẽ cung cấp 50 triệu euro, tương đương khoảng 1.150 tỷ đồng, vốn tín dụng cho Nhà máy điện Nhơn Trạch 2.