-
Mới đây, tại Hội nghị trao giải công trình đoạt giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt nam và giải thưởng WIPO năm 2010, đề tài thuộc lĩnh vực tiết kiệm năng lượng và năng lượng mới của PGS,TS Võ Chí Chính và cộng sự, Khoa Công nghệ Nhiệt điện lạnh - Trường đại học Bách khoa - Ðại học Ðà Nẵng đã nhận được giải nhì bởi ưu điểm nổi bật là biến đổi trực tiếp năng lượng thác nước và dòng chảy thành cơ năng chạy các máy lạnh, giúp giảm giá thành đá thành phẩm xuống chỉ còn 35% so với chạy điện.
-
Hoạt động nghiên cứu và phát triển dự án Solar Soldier trong 2 năm, nhằm sản xuất thiết bị thu nhận năng lượng bằng cách kết hợp giữa pin mặt trời và các thiết bị nhiệt điện. Nhóm thực hiện, gồm 15 nhà khoa học và nhà nghiên cứu từ Glassgow, Loughborough, Strathclyde, Leeds, Reading và Đại học Brunel, sẽ cùng nhau nghiên cứu các cách thức quản lí, lưu trữ và sử dụng nhiệt do hệ thống này sản sinh ra.
-
Chính phủ Nhật Bản đã sẵn sàng tăng thêm các khoản hỗ trợ cho hàng loạt các công nghệ sạch thông qua việc cơ cấu lại hệ thống thuế FiTs. Hoạt động này sẽ có thể bắt đầu có hiệu lực từ năm tới. Theo tin từ Reuters, ban tư vấn chính phủ Nhật đã thông qua dự luật cho phép tăng cơ chế hỗ trợ năng lượng mặt trời hiện tại lên mức đáng kể để bù cho những khoản năng lượng khác như năng lượng gió, sinh khối, hydro quy mô nhỏ và nhiệt điện.
-
Một nghiên cứu mới đây của Đại học Havard cho thấy khoản chi phí tiết kiệm trong quá trình vận hành không thể bù đắp được những tổn thất nhà máy nhiệt điện vô tình gây ra cho cộng đồng dân cư Mỹ, chừng 345 tỷ dolla.
-
Nguồn chất thải từ nhà máy nhiệt điện đã được tiến sĩ Nguyễn Hồng Quyền và các đồng sự tại Phòng Công nghệ và Ứng dụng Vật liệu, Viện Khoa học Vật liệu (thuộc Viện Khoa học Công nghệ) nghiên cứu và chế tạo thành than hoạt tính và một loại chất phụ gia xây dựng có giá trị kinh tế cao.
-
Theo dự báo, năm 2011, nhu cầu điện trong mùa khô dự kiến tăng 18,3%. Sản lượng điện truyền tải đạt 93,7 tỷ kWh, tăng 14% so với năm 2010. Mùa khô 2011, hầu hết các hồ thủy điện bị thiếu nước nghiêm trọng, cộng với việc chậm tiến độ của nhiều dự án nhiệt điện khiến tình hình cung ứng điện vô cùng khó khăn.
-
Ô tô, xe quân sự, thậm chí các thiết bị tiêu hao nhiên liệu lớn trong tương lai sẽ hoạt động hiệu quả hơn nhờ ứng dụng một loại hợp kim được phát triển tại phòng thí nghiệm Ames thuộc viện năng lượng Hoa Kỳ. Một nhóm nghiên cứu của viện này mới đây đã thành công trong việc cải tiến một chất liệu điện nhiệt giúp tăng thêm 25% hiệu suất biến đổi nhiệt năng thành điện năng.
-
Trên cơ sở triển khai kiểm toán năng lượng thí điểm tại một số nhà máy nhiệt điện và lập danh sách theo dõi việc sử dụng điện của trên 2.700 khách hàng sản xuất trọng điểm sử dụng từ 3 triệu kWh/năm trở lên đã phát hiện những khâu lãng phí, thất thoát điện năng, nhờ đó xây dựng các giải pháp cụ thể. Nhờ vậy, EVN đã giảm tỷ lệ tổn thất điện năng trong 5 năm gần đây lên trên 2,1 tỷ kWh. Các dự án cụ thể mà EVN đang tiến hành chủ yếu hướng tới lĩnh vực sử dụng điện trong sinh hoạt và dịch vụ thương mại.
-
Điện năng ở Việt Nam xưa nay vẫn dựa vào "hai chân" là thủy điện và nhiệt điện. Nhưng thủy điện thì phụ thuộc nhiều vào thời tiết, còn nhiệt điện thì tiêu thụ rất nhiều than trong khi ngành than không đủ khả năng để đáp ứng. Điểm tựa điện hạt nhân thì còn… xa.
-
Theo các nhà khoa học ước tính, công suất năng lượng mà mặt trời chiến xuống trái đất là vào khoảng 174 triệu tỷ (174x1015) watt, nhưng trái đất chỉ hấp thụ được một nửa. Nguồn dự trữ năng lượng mặt trời (có thể chuyển thành năng lượng hữu dụng) được ước tính tương đương với công suất khoảng 86 triệu tỷ watt. Đấy là một con số khổng lồ nếu so với công suất của nhà máy nhiệt điện Phả Lại chỉ khoảng 1 tỷ watt.
-
Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) vừa cho biết, trong năm 2011, đơn vị này sẽ xây dựng thêm 5 dự án điện với tổng công suất thiết kế 3.830 MW. Các dự án sẽ được khởi công gồm các nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 (1.000 MW), Duyên Hải 3 (1.200 MW), Vĩnh Tân 2 mở rộng (1.200 MW), tổ máy 2 của nhà máy điện Ô Môn 1 (330 MW) và Thủy điện Sông Bung 2 (100 MW).
-
Sự hợp tác quốc tế rộng rãi giữa các nhà khoa học tới từ các nhiều cơ quan chính phủ và phòng thí nghiệm trường đại học đã tạo ra một phát minh đột phá dẫn tới những phương pháp hiệu quả hơn để tạo ra dòng điện từ nhiệt lượng hao phí. Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng nhiệt điện, có thể được ứng dụng cho khí thải từ động cơ ô tô, khí thải nhà máy và nhiều hoạt động khác nhằm thu được một nguồn năng lượng lớn do con người tạo ra, hiện nay đang bị bỏ phí.
-
Ngày 20/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Kinh tế tri thức Hàn Quốc tổ chức Cuộc họp lần thứ 7 của Tiểu ban hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc về Năng lượng – Khoáng sản. Tại cuộc họp này, hai bên đã ký kết Dự án nhiệt điện Nam Định với tổng số vốn khoảng 4,5 tỷ đô la Mỹ.
-
Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Seoul, Hàn Quốc, sáng 11/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn cấp cao Việt Nam tham dự Tọa đàm về hợp tác kinh tế Việt Nam-Hàn Quốc do Bộ Ngoại giao phối hợp với các cơ quan Hàn Quốc tổ chức. Thủ tướng cũng đã chứng kiến Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ký kết hàng loạt thỏa thuận, bản ghi nhớ hợp tác với các tập đoàn Hàn Quốc liên quan đến triển khai dự án Nhà máy Nhiệt điện chạy than Thái Bình 2, Nhà máy Điện chạy khí Vũng Tàu, Kho ngầm LNG, dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2.
-
Các chuyên gia ước tính, năm nay việc lắp đặt các tấm lợp khai thác quang năng sẽ sản xuất 8-10 GW, tương đương 10 nhà máy nhiệt điện dùng than cỡ lớn, so với năm 2009 chỉ 4 GW. Nếu xu hướng này tiếp tục thì đến năm 2013 lượng quang năng sẽ đạt 50 GW.
-
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) dự báo, trong tháng 11, tình hình cung cấp điện vẫn chưa được cải thiện, do hệ thống điện quốc gia tiếp tục không có dự phòng và thiếu công suất đỉnh do các nhà máy nhiệt điện than mới vận hành chưa tin cậy, một số tổ máy nhiệt điện khác phải ngừng sửa chữa theo yêu cầu.
-
Sau một năm rưỡi thi công công trình hạ tầng cơ sở Trung tâm Điện lực Long Phú (giai đoạn 1), đến nay Dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư xây dựng đã cơ bản hoàn thành các hạng mục công trình cơ sở hạ tầng.
-
Dự kiến đến năm 2025, khoảng 70 nhà máy nhiệt điện công suất từ 600MW trở lên sẽ được đi vào vận hành, như vậy ngay từ giờ các nhà máy cơ khí cần những động thái mạnh mẽ hơn nữa để nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
-
Ngày 19/9, tại xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Đông Phương (DEC) của Trung Quốc khởi công xây dựng Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1, có công suất 1.245 MW, với tổng vốn đầu tư trên 29.245 tỷ đồng.
-
Khác hẳn với các nhà máy thủy điện chỉ có thể xây dựng gần dòng nước mạnh với những điều kiện đặc biệt và cần diện tích rất lớn cho hồ chứa nước, ưu điểm dễ thấy nhất của phong điện là không tiêu tốn nhiên liệu, không gây ô nhiễm môi trường như các nhà máy nhiệt điện, dễ chọn địa điểm và tiết kiệm đất xây dựng. Dưới đây là hình ảnh và thông tin về một số trạm phong điện trên thế giới...