-
Với mục tiêu tiết kiệm 1% điện thương phẩm trong năm 2011, thúc đẩy ngày càng sâu rộng nhận thức và hành động của DN cũng như cộng đồng về việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, Tập đoàn Điện lực VN đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm thực hiện tốt mục tiêu tiết kiệm, đồng thời góp phần đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội.
-
Chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (VNEEP) đặt mục tiêu phấn đấu giai đoạn 2011 – 2015 tiết kiệm 5% - 8% tổng mức năng lượng toàn quốc. Trong lĩnh vực chiếu sáng, theo số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam năm 2008, tỷ lệ sử dụng điện cho chiếu sáng chiếm 25,2% tổng mức tiêu thụ điện quốc gia. Tiết kiệm trong chiếu sáng là giải pháp rất hiệu quả và dễ thực hiện.
-
Theo Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVN HCMC), 5 năm qua, Tổng công ty đã triển khai sâu rộng công tác sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, 100% gia đình công nhân viên chức của EVN HCMC đã cam kết sử dụng điện tiết kiệm 10%. Hội Liên hợp phụ nữ TP. HCM đã vận động được 100.000 hộ gia đình của Thành phố đã cam kết tiết kiệm điện.
-
Nhu cầu sử dụng điện tại VN là rất lớn kể cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Theo tính toán của EVN, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng từ 7,5 - 8% và thực hiện được mục tiêu đến năm 2020 VN cơ bản trở thành một nước công nghiệp thì trong 20 năm tới nhu cầu điện sẽ phải tăng từ 15 - 17% mỗi năm. Do đó, phương án đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời tỏ ra có hiệu quả đối với một quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi về địa lý như VN.
-
Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe báo cáo về tình hình cung cấp và sử dụng điện năng của tỉnh, những văn bản pháp luật về tiết kiệm điện năng; giới thiệu chương trình mục tiêu quốc gia và phương pháp xây dựng chương trình mục tiêu về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của tỉnh giai đoạn 2010-2015.
-
Các nhà khoa học Australia đã nghiên cứu cách sản xuất các tấm pin mặt trời bằng cách “in” các đơn vị quang điện biến quang năng thành điện năng lên đế polyme và tạo ra những thay đổi lớn trong việc sử dụng điện mặt trời.
-
Công ty TNHH cao su kỹ thuật Hoàn Cầu là doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm từ cao su, trong đó sản phẩm chính hiện nay là mặt hàng lốp đắp (phục chế). Công ty sử dụng điện từ lưới điện quốc gia và than cho các thiết bị trong dây chuyền sản xuất như: Hệ thống lưu hoá, chiếu sáng, chạy động cơ... và sử dụng lò hơi để cung cấp nước cho các hệ thống sấy lốp nguyên liệu trong dây chuyền đắp lốp.
-
Có hơn 95% hộ gia đình nông thôn châu Phi không có cơ hội sử dụng điện, nhưng hiện nay năng lượng mặt trời đã thay đổi cuộc sống của họ. Những người này không đủ tiền dùng điện và phần lớn thu nhập của họ chỉ đủ tiền mua dầu hỏa để thắp đèn hoặc phải đi tới các thị trấn xa xôi để xạc pin vài lần/tuần.
-
Là đơn vị tiêu thụ điện năng lớn của TP Ðà Nẵng, trong những năm qua Công ty cổ phần xi măng Hải Vân đã có những giải pháp sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. Xi măng Hải Vân được sản xuất trên dây chuyền công nghệ đồng bộ, hoàn toàn tự động, thiết bị do hãng Krupp-polysius - CHLB Ðức chế tạo.
-
Tổng hợp các giải pháp, mỗi năm công ty sản xuất nước đá Chí Thành có thể tiết kiệm khoảng 270 nghìn KWh tương đương với mức tiết kiệm 241 triệu đồng. Ước tính mức vốn đầu tư cần ban đầu là 113 triệu đồng, sau chưa đầy 6 tháng có thể hoàn toàn thu hồi.
-
Mặc dù tình trạng thiếu hụt và luân phiên cắt điện đã giảm bớt so với thời điểm tháng 6 và các ngành chức năng đã có nhiều giải pháp tiết kiệm điện đến từng đối tượng sử dụng, tuy nhiên theo các chuyên gia trong ngành điện thì việc sử dụng điện hiện nay vẫn còn nhiều lãng phí.
-
Phần lớn người Ấn Độ không được dùng điện từ lưới điện, nhưng bù lại họ lại có rất nhiều ánh sáng mặt trời. “Điện thoại dùng năng lượng mặt trời của Vodafone nhắm tới những người sinh sống ở những vùng có nguồn cung cấp điện không ổn định, vì vậy người tiêu dùng có thể sạc điện bằng năng lượng mặt trời để có thể sử dụng điện thoại”, ông Marten Pieters, giám đốc điều hành của Vodafone Essar, cho biết.
-
Ông Hồ Văn Diện, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Dệt may Huế cho biết, trước đây nhà máy hầu như không chú trọng đến việc quản lý sử dụng điện năng cũng như chưa từng có chính sách cụ thể về việc sử dụng điện. Sau khi Trung tâm tư vấn và phát triển các ngành công nghiệp Thừa Thiên Huế tiến hành kiểm toán năng lượng, ngoài các biện pháp kỹ thuật, chúng tôi đã tự có những phương pháp riêng nhằm tuyên truyền nâng cao ý thức tiết kiệm điện thông qua các quy định cụ thể về thưởng phạt.
-
Trên 21 tỷ Kwh điện phục vụ chiếu sáng mỗi năm đó là số liệu dựa trên thực tế tiêu thụ điện năng cho lĩnh vực chiếu sáng của Việt Nam được TS Vũ Minh Mão, Chủ tịch Hội chiếu sáng Việt Nam công bố sáng nay tại Hội thảo “Chiếu sáng hiệu quả, tiết kiệm điện năng” diễn ra tại TP Hạ Long, Quảng Ninh. Điện năng tiêu thụ cho lĩnh vực chiếu sáng của nước ta chiếm khoảng 25% tổng điện năng thương phẩm tương đương 21,035 tỷ Kwh/năm. Tiềm năng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong tất cả các lĩnh vực chiếu sáng của nước ta là rất khả quan. Ước tính, mỗi năm chúng ta có thể tiết kiệm 6,31 tỷ Kwh.
-
Vào mùa hè, nhu cầu sử dụng điện cho các mục đích làm mát, chạy điều hòa, quạt điện của người dân tăng lên đáng kể. Theo số liệu chính thức của Bộ năng lượng Mỹ, một ngôi nhà tiêu chuẩn sử dụng hơn 50% năng lượng cho việc điều hòa không khí. Trong khi đó, khả năng cung cấp của các nhà máy điện là có hạn. Do vậy, không chỉ ở Việt Nam, nhiều khu vực trên thế giới thường xuyên xảy ra tình trạng cắt điện trong nhiều ngày, gây bất tiện trong sinh hoạt của người dân cũng như những thiệt hại cho nền kinh tế địa phương.
-
Được đánh giá là địa bàn có số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ lớn (chiếm đến 95%) trong số đó nhiều doanh nghiệp thiết bị lạc hậu, hư hỏng, gây lãng phí năng lượng. 80% năng lượng tiêu thụ hàng năm phục vụ sản xuất và sinh hoạt của Thừa Thiên Huế sử dụng điện năng.
Để giảm thiểu gánh nặng cho ngành điện, tiết kiệm chi phí, nhiều nỗ lực, biện pháp tiết kiệm năng lượng (TKNL) nói chung, tiết kiệm điện nói riêng đã được triển khai áp dụng trong mọi lĩnh vực của tỉnh.
-
Trao đổi với báo chí bên lề Hội thảo “Truyền thông với việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong chiếu sáng”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Hữu Hào nhận định: Việc sử dụng năng lượng hiện nay, nhất là ở các cơ quan hành chính còn lãng phí. Đây là một trong những nguyên nhân gây thiếu hụt điện năng hiện nay.
-
Trong hai năm 2008 - 2009, Công ty Vận hành điện chiếu sáng công cộng Đà Nẵng đăng ký và thực hiện thành công đề tài "Nghiên cứu, chế tạo và lắp đặt đèn chiếu sáng ngõ xóm áp dụng công nghệ Nano phát sáng".
-
Chiều qua Trung tâm y tế TP Tam Kỳ (Quảng Nam) đã chính thức vận hành mô hình bệnh viện “điện mặt trời (ĐMT) nối lưới” đầu tiên ở VN. Công trình có tổng giá trị trên 720 triệu đồng, trong đó Chính phủ Tây Ban Nha hỗ trợ 50%, Viện Vật lý TP.Hồ Chí Minh 160 triệu đồng, số còn lại UBND TP.Tam Kỳ đầu tư.
-
Tiếp tục thực hiện các biện pháp đẩy mạnh tiết kiệm điện, thời gian qua, Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội) đã phối hợp Liên đoàn lao động TP, Sở Công thương, Hội Phụ nữ thành phố phát động các chương trình tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn, gửi tờ rơi đến 100 nghìn hộ gia đình trên địa bàn các quận.