-
Đây là khoản đầu tư dự án năng lượng sạch đầu tiên của Goolge tại châu Âu, song hãng này vẫn phải nhận được sự đồng ý một cách chính thức từ các nhà chức trách Đức. Google đang hợp tác với công ty cổ phần tư nhân Capital Stage (Đức) để thực hiện dự án này. Theo Google, công ty này “dày dặn kinh nghiệm trong thị trường năng lượng tái tạo và quang điện tại Đức”.
-
Trong đó ở chủ đề Công nghệ xanh và Năng lượng tái tạo bao gồm các ý tưởng ứng dụng và phát triển nguồn năng lượng tái tạo, nghiên cứu giảm chi phí sản xuất năng lượng mới, cạnh tranh với giá năng lượng truyền thống, góp phần bảo vệ môi trường. Các giải pháp phát triển, mở rộng ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường, không làm tổn hại đền nguồn tài nguyên thiên nhiên hay ảnh hưởng nguy hại đến những thế hệ tương lai.
-
Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo của Croatia là rất lớn, song vẫn chưa được khai thác, hoặc ít nhất là với các nguồn năng lượng mặt trời, gió hay địa nhiệt. Tuy nhiên, tình hình này sẽ thay đổi trong vài năm tới đây. Ông Nikola Ruzinski vụ trưởng Bộ bảo vệ môi trường giải thích: “Nhờ các trạm thủy điện, chúng tôi hiện đang sản xuất 40% năng lượng từ nguồn tái tạo.
-
Bộ Công Thương luôn khuyến khích việc phát triển các nguồn năng lượng mới và tái tạo. Bộ cũng đang trình Thủ tướng xem xét đề ra các chủ trương hỗ trợ phát triển các nguồn năng lượng này”. Sẽ là quá sớm để khẳng định sự “lên ngôi” của các nguồn năng lượng mới, tuy nhiên, sự thành công của một số mô hình cộng với sự “vào cuộc” của “3 nhà”: Nhà nước, nhà kinh doanh, nhà nghiên cứu, có thể nói, phát triển năng lượng tái tạo có thể là “tương lai” cho ngành năng lượng Việt Nam./.
-
Ông Mark Wigmosta, nhà thủy văn học của PNNL, trưởng nhóm tác giả cho biết: “Tảo là một trong những chủ đề nóng tại các cuộc thảo luận về nhiên liệu sinh học gần đây, nhưng cho tới nay, chưa có ai xem xét một cách kĩ lưỡng những khả năng mà Mỹ có thể tạo ra, lượng đất và nước nó cần. Nghiên cứu này mang lại những cơ sở nền tảng và ước tính ban đầu, nhằm cung cấp thông tin cần thiết một cách tốt hơn cho những quyết định về năng lượng tái tạo”.
-
Từ năm 2005 đến nay, qua 6 chương trình, dự án tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo đã và đang triển khai trên địa bàn, TP Đà Nẵng đã hỗ trợ tư vấn kiểm toán năng lượng cho 75 đơn vị, tiết kiệm tương đương 11,8 tỷ đồng/năm.Hội thảo lần này là một trong những hoạt động thiết thực giúp doanh nghiệp và các địa phương có thêm những thông tin và tiếp cận các công nghệ thiết bị tiết kiệm năng lượng, để từ đó xác định giải pháp tiết kiệm năng lượng.
-
Theo kế hoạch này, Bộ Kinh tế Đức sẽ sử dụng các quyền hạn tắt để đẩy nhanh quy trình phê duyệt xây dựng cung đường vận chuyển, đây chỉ là hoạt động nằm trong số những kế hoạch mà nước này dự định triển khai. Tính tới nay, một trong những rào cản chính đối với việc nâng cấp mạng lưới của Đức là truyền tải năng lượng sản xuất từ mặt trời và gió vẫn còn chưa được hoàn toàn phê duyệt.
-
Ngân hàng thế giới đang dự định điều chỉnh các quy định của mình hạn chế khoản vay dành cho nhà máy điện đốt than. Theo đó chỉ có nhóm nước nghèo nhất mới được xem xét nhận các khoản hỗ trợ hay khoản vay để xây dựng nhà máy điện đốt than. Các nước này chỉ được vay nếu phải chứng minh được việc xây dựng đó là cần thiết và các phương án thay thế, ví dụ như năng lượng tái tạo là không khả thi.
-
Chính phủ Nhật Bản đã sẵn sàng tăng thêm các khoản hỗ trợ cho hàng loạt các công nghệ sạch thông qua việc cơ cấu lại hệ thống thuế FiTs. Hoạt động này sẽ có thể bắt đầu có hiệu lực từ năm tới. Theo tin từ Reuters, ban tư vấn chính phủ Nhật đã thông qua dự luật cho phép tăng cơ chế hỗ trợ năng lượng mặt trời hiện tại lên mức đáng kể để bù cho những khoản năng lượng khác như năng lượng gió, sinh khối, hydro quy mô nhỏ và nhiệt điện.
-
Trong Hội nghị khung của Liên hợp quốc về vấn đề biến đổi khí hậu tổ chức tại Băng Cốc (Thái Lan), các nhà hoạt động vì môi trường, viện dẫn thảm họa hạt nhân tại Fukushima , đã kêu gọi các nước phát triển năng lượng tái tạo, nhờ đó thế giới sẽ không phải lựa chọn giữa mối nguy hiểm của năng lượng hạt nhân và những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
-
Theo hiệp hội Mía Đường Việt Nam, điện sản xuất từ bã mía là nguồn năng lượng tái tạo nhiều tiềm năng. Nguồn bã mía có trong mùa khô, sử dụng để phát điện vào mùa này sẽ đáp ứng đáng kể cho nhu cầu điện trong mùa này, giảm áp lực cho các nhà máy thủy điện đang thiếu nước. Nhà máy điện bã mía an toàn, tiết kiệm được tài nguyên năng lượng hóa thạch, nằm gần nông thôn nên thuận tiện cấp điện cho khu vực này. Với công nghệ hiện đại, từ mỗi tấn mía cây có thể sản xuất được 100 kWh điện.
-
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo Bộ Công Thương sớm lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan để trình Chính phủ xem xét, quyết định Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
GS Caltex vừa phát triển được một loại pin Li cứng, dạng màng mỏng. Công ty này được thành lập trên cơ sở đầu tư của hãng GS (Hàn Quốc) và Chevron (Mỹ) với lĩnh vực kinh doanh chính là lọc dầu. Bên cạnh đó, công ty cũng hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo như sản xuất pin nhiên liệu, nhiên liệu sinh học, các vật liệu dùng cho tụ điện cao cấp và pin dạng màng mỏng.
-
Công ty Solar Junction - một công ty tách ra từ Đại học Stanford đang thiết kế những pin mặt trời tiếp đa tầng, có hiệu quả cao dùng cho thiết bị thu ánh sáng mặt trời tập trung. Viện nghiên cứu năng lượng tái tạo quốc gia đã chứng nhận khả năng vận hành với mức tiết kiệm 40.9% của loại pin này. Đây là con số khá cao so với mức tiết kiệm năng lượng từ 15-20% của loại tế bào mặt trời silicon điển hình, có khả năng biến đổi ánh sáng thành nhiệt năng.
-
Theo ông Sohail Akhtar, Bộ trưởng bộ năng lượng tái tạo và năng lượng mới, Ấn Độ cũng đã lên kế hoạch sản xuất nhiều hơn nữa nhiên liệu sinh học và phương tiện giao thông chạy bằng điện, nhằm tiết kiệm xăng cho những nhu cầu thiết yếu khác. Ông cũng cho biết thêm: hiện nay, hoạt động giao thông sử dụng 35% nhiên liệu từ xăng.
-
Các nhà khoa học tại Đại học Illinois đã tạo ra một bước đột phá đáng chú ý khi xác định được hàng tá enzyme vi khuẩn mà con người chưa biết tới trong khoang tiêu hóa cỏ cơ bản của bò. Những enzyme này đã giúp biến đổi switch-grass (một loại cỏ giống cỏ may ở Việt Nam), một nguồn năng lượng cho nhiên liệu sinh học tái tạo.
-
Hải quân Mỹ đã tiến hành thử nghiệm thành công nhiên liệu sinh học ở nhiều máy bay và tàu chiến. Ông Mabus nói rằng thay vì phải mất tiền mua những thiết bị mới chạy bằng năng lượng tái tạo, Hải quân Mỹ đã tìm ra loại nhiên liệu sinh học phù hợp với các phương tiện hiện có. “Chúng tôi đã kiểm nghiệm F – 18, trực thăng, tàu Riverine, và hiện giờ chúng tôi đang tiến hành kiểm nghiệm những tàu chiến khác. Và bởi chúng tôi hiện đã có gần đủ số máy bay, tàu thuyền cần thiết cho 10 năm tới, nên nếu có đặt ra mục tiêu sản xuất một nửa số năng lượng từ nguồn năng lượng không hóa thạch, thì chúng tôi sẽ tiến hành trên những thiết bị đang có”.
-
Ông Nick Getzen, phát ngôn viên của The Jobs Project – lúc đó đang cố gắng tạo cơ hội việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo cho người dân Tây Virgina và Kentucky cho biết, Những người dân ở đây đã từng tỏ ra hoài nghi khi ý tưởng này được đưa ra khoảng 1 năm trước đây. Trong các công trường phía nam, người dân thậm chí chỉ có thể lấy điện từ một nguồn duy nhất – các nhà máy điện than đá.
-
Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sẽ mở ra và hỗ trợ các mô hình kinh doanh mới, và phân khúc về nguồn năng lượng tái tạo - chẳng hạn sức gió và năng lượng mặt trời - sẽ thấy những đầu tư mới dưới những chính sách quy định nghiêm ngặt.
-
Ủy viên về năng lượng của EU đang xét tới các trái phiếu phát triển cơ sở hạ tầng vàthực hiện chương trình hỗ trợ thống nhất giữa các quốc gia nhằm giảm áp lực cho các ngân hàng. Theo nguồn tin mới nhất từ EU, một loại trái phiếu phát triển cơ sở hạ tầng do Chủ tịch hội đồng EU, ông Jose Manuel Barroso đề xuất năm ngoái,có thể sẽ được ưu tiên trở thành nguồn tài trợ mới.