-
Một báo cáo cho biết tốc độ xây dựng mới các nguồn năng lượng tái tạo tiếp tục bỏ xa tốc độ của các nhà máy điện nhiên liệu hóa thạch tại châu Âu và Mỹ trong năm 2009.Nghiên cứu dưới sự hậu thuẫn của Liên Hợp Quốc cho biết năng lượng tái tạo đã chiếm 60% công suất phát điện mới ở châu Âu. Và ở Mỹ, điện tái tạo chiếm hơn một nửa công suất được xây dựng mới năm ngoái.
-
Ngày 16/7, Ban Chuẩn bị dự án Điện hạt nhân và Năng lượng tái tạo phối hợp Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận tổ chức hội thảo về điện hạt nhân. Hội thảo nhằm cung cấp thông tin cơ bản về kế hoạch tổng thể thực hiện dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận; phổ biến các văn bản liên quan; báo cáo việc triển khai thực hiện dự án di dân, tái định cư và cơ chế phối hợp thực hiện dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Hiện nay, nghiên cứu, phát triển công nghệ sạch đang rất được quan tâm, chú trọng, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, thể hiện qua các chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Cụ thể, đã có 2 đề tài liên quan đến năng lượng mặt trời được chọn trong Chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia 2011 – 2015 vừa công bố mới đây.
-
Năng lượng mặt trời, một nguồn năng lượng tái tạo không chỉ giúp giảm chi phí sử dụng năng lượng và bảo tồn những cây Bách xù cổ thụ, mà còn là một nguồn bền vững giúp cải thiện tình hình kinh tế xã hội và chất lượng cuộc sống của địa phương tại những ngôi làng hẻo lánh.
-
Với 3 lĩnh vực tập trung chính là bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái tạo, hơn 2 năm qua, dự án hợp tác Việt Nam và Nhật Bản - “Đối thoại chính sách về kế hoạch viện trợ xanh” (GAP) đã góp phần tích cực giúp Việt Nam trong công tác đào tạo, tăng cường quản lý năng lượng.
-
Cơ quan phát triển năng lượng tái sinh Ấn Độ ( Viết tắt là IREDA) là doanh nghiệp trực thuộc Chính Phủ đi tiên phong trong việc cho vay và thúc đầu tư trong lĩnh vực năng lượng như năng lượng tái tạo, hiệu quả năng lượng và công nghệ môi trường phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.
-
Cơ quan Môi trường Liên bang của Đức vừa cho biết nước này có thể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu điện năng từ nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2050 và trở thành cường quốc công nghiệp đầu tiên của thế giới từ bỏ thói quen sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
-
Bộ công nghiệp Tây Ban Nha đã thỏa thuận với hai nhóm vận động hành lang năng lượng tái tạo quan trọng là Hiệp hội Năng lượng gió và Hiệp hội quang điện, nhằm giảm thuế quan đặc biệt cho các trang trại gió và các nhà máy nhiệt mặt trời.
-
Chính phủ liên bang Hoa Kỳ vừa hoàn thành một tòa nhà văn phòng tự túc năng lượng lớn nhất nước, với hy vọng các nhà phát triển bất động sản sẽ theo hướng đi này. Tòa nhà Hỗ trợ nghiên cứu có diện tích 2,06 ha được xây dựng trên khu đất của Phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo Quốc gia trực thuộc Bộ Năng lượng ở Golden, bang Colorado. Hơn 800 nhân viên sẽ làm việc tại đây khi tòa nhà chính thức khánh thành vào cuối tháng 8.
-
Hôm qua, tại TP Hồ Chí Minh, Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Dragon Capital đã ra mắt quỹ đầu tư cấp khu vực đầu tiên về năng lượng tái tạo, sản xuất nước sạch và xử lý chất thải tại Việt Nam.
-
Mặc dù Tổng sơ đồ phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) Việt Nam giai đoạn đến 2015, tầm nhìn 2025 đã được Viện Năng lượng Việt Nam xây dựng, đang chờ Thủ tướng phê duyệt. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng đã gặp nhiều khó khăn và có nhiều luồng ý kiến khác nhau. Phóng viên Bản tin TKNL đã có cuộc trao đổi với TS Phạm Khánh Toàn – Viện trưởng Viện Năng lượng Việt Nam để hiểu thêm về vấn đề này.
-
Trong bối cảnh thiếu điện như hiện nay, câu hỏi đặt ra là, tại sao không khai thác nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) từ mặt trời và gió ở từng hộ gia đình tại VN? Tiềm năng về năng lượng gió tại VN, theo ước tính mới nhất của Ngân hàng Thế giới, có khoảng 513.360MW (1 MW = 1.000 kW), tương đương với 200 lần công suất của thủy điện Sơn La - nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á.
-
Phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo thuộc cơ quan năng lượng Hoa Kì (NREL) vừa qua đã phát triển một quy trình điều hòa không khí mới với tiềm năng sử dụng ít năng lượng hơn so với các hệ thống hiện tại và đặc biệt giảm bớt tác động nóng lên toàn cầu.
-
Thực hiện kế hoạch thông tin đại chúng về điện hạt nhân năm 2010, Ban chuẩn bị đầu tư dự án Điện hạt nhân và Năng lượng tái tạo đã tổ chức cho 30 cán bộ lãnh đạo của tỉnh Ninh Thuận kiến tập, tham quan Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt.
-
Từ ngày 13 đến 20/6, đoàn công tác của Tập đoàn tài chính SVA do ông Nguyễn Minh Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc, dẫn đầu đã có các buổi làm việc với các đối tác Đức và châu Âu nhằm tiếp cận những công nghệ sản xuất năng lượng tái tạo tiên tiến.
-
Ananya Tantia sinh viên ngành thiết kế công nghiệp trường Rhode Island cùng với Erin Knowlton đã đưa ra mẫu thiết kế một sân chơi rất thú vị, có thể tạo ra năng lượng điện từ những trò chơi quen thuộc với thiếu nhi như đu quay, zip line, bập bênh, cầu trượt. Mỗi trò chơi đều được gắn một hệ thống mô tơ. Khi chơi, trẻ tạo ra lực làm quay roto bên trong mô tơ, sinh ra dòng điện. Dòng điện này có thể dùng để thắp sáng trường học, sân chơi ngoài trời, thậm chí cả hệ thống đèn chiếu sáng đường phố.
-
Nhiệt điện sản xuất từ trấu là một hướng khai thác mới của nhiều nước có nền nông nghiệp phát triển. Trấu được đánh giá là nguồn nguyên liệu giá thành rẻ, giúp tiết kiệm tài nguyên không thể tái tạo, bảo vệ môi trường. Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển nhiệt điện từ trấu
-
VEA sẽ làm việc với các tỉnh có tiềm năng về năng lượng tái tạo và một số bộ ngành để triển khai thí điểm một số dự án chiếu sáng bằng nguồn năng lượng mặt trời kết hợp với năng lượng gió; tiến hành đo gió, đo nắng ở một số khu vực và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng gió, năng lượng mặt trời và năng lượng tái tạo.
-
Kỹ thuật về điện hạt nhân đang ngày càng phát triển, Việt Nam cần liên tục cập nhật kỹ thuật mới, trong đó quan trọng nhất là khâu xử lý chất thải, tái sử dụng nguyên liệu.
-
Với khoảng trên 200 nguồn nước nóng có nhiệt độ từ 40-100oC, năng lượng địa nhiệt được nhận định là một trong những nguồn năng lượng tái tạo đầy tiềm năng của nước ta.